Tân ngữ (Object) trong tiếng Anh: Khái niệm, phân loại và hình thức

Tân ngữ trong tiếng anh
Tân ngữ (Object) trong tiếng anh
Tân ngữ (Object) trong tiếng anh

Trong ngữ pháp tiếng Anh, tân ngữ đóng vai trò quan trọng trong câu. Nó không chỉ giúp lời văn của bạn ý nghĩa hơn mà còn nâng cao trình độ Speaking của bạn. Trong bài viết dưới đây, EIV Education sẽ cùng bạn chia sẻ những kiến thức liên quan đến chủ điểm ngữ pháp này.

Khái niệm tân ngữ (object) trong tiếng Anh

Tân ngữ trong tiếng Anh được gọi là “Object” – là những danh từ hoặc cụm danh từ bị ảnh hưởng bởi hành động của chủ ngữ. Tân ngữ thường là những danh từ hay cụm danh từ trả lời cho các câu hỏi như “ai”, “cái gì”, “ở đâu” và “khi nào”. Trong câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ. 

Trật tự khi sử dụng tân ngữ trong câu thường:

Direct object – Preposition – Indirect object

Ví dụ:

  • Matthew hated math class – Matthew rất ghét lớp học toán
  • I saw the full moon last night – Hôm qua tôi thấy trăng tròn
  • He was riding his horse – Anh ấy đang cưỡi ngựa 

Các loại tân ngữ (Object) trong tiếng Anh

Trong ngữ pháp tiếng Anh, chúng ta có 3 loại tân ngữ chính. Cùng EIV Education tìm hiểu các dạng tân ngữ dưới đây nhé.

1. Tân ngữ trực tiếp (direct object):

Tân ngữ trực tiếp (direct object) là danh từ hoặc cụm danh từ, đại từ nhận tác động trực tiếp của động từ trong câu. Những danh từ đó bao gồm như con người, sự vật hay đồ vật và thường trả lời cho câu hỏi “cái gì”.

Ví dụ: 

  • I wrapped a present – Tôi đã gói một món quà
  • I am singing a birthday song – Tôi đang hát một bài hát sinh nhật
  • She is reading a magazine – Cô ấy đang đọc tạp chí

2. Tân ngữ gián tiếp ( indirect object):

Tân ngữ gián tiếp (indirect object) là những danh từ hoặc đại từ chỉ người, vật nhận hưởng lợi của hành động đó. Những danh từ đó bao gồm như con người, sự vật hay đồ vật và trả lời cho câu hỏi “cho ai”.

Ví dụ: 

  • My mother bought me a new laptop – Mẹ tôi mua cho tôi một cái laptop
  • I loaned him some money – Tôi đã cho anh ấy vay một số tiền
  • The teacher gave the class some homework – Giáo viên cho lớp học một số bài tập về nhà

3. Tân ngữ của giới từ:

Tân ngữ của giới từ là tân ngữ được ghép với giới từ và thường đứng sau giới từ đó trong câu. Nó trả lời cho câu hỏi “ những điều này xảy ra ở đâu hoặc khi nào”. Tân ngữ của giới từ ở dạng “preposition + object of the preposition”.

Ví dụ:

  • Michael lives near Florida – Michal sống gần Florida
  • I put the pizza on the table – I để bánh pizza ở trên bàn
  • My dog ran into the park at 5 o’clock – Con chó của tôi chạy vào công viên vào lúc 5 giờ 

Như bạn có thể thấy, giới từ là những từ trong câu hiển thị vị trí, địa điểm và cả thời thời gian. Các giới từ đó như “in, on, at, near, about, after, round,…”

Học tân ngữ (Object) trong tiếng Anh cùng giáo viên bản ngữ
Học tân ngữ (Object) giáo viên bản ngữ

Các hình thức tân ngữ (object) trong tiếng Anh thường gặp

1. Danh từ:

Danh từ có thể làm tân ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp trong câu.

Ví dụ:

  • The family hugged their dog – Gia đình đó đang ôm con chó của họ
  • She played drums in a band – Cô ấy chơi trống trong một ban nhạc

2. Đại từ nhân xưng:

Đại từ nhân xưng có thể đóng vai trò làm tân ngữ trong câu.

Đại từ làm chủ ngữ Đại từ làm tân ngữ
Me 
We Us
You You
They them
He Him
She Her
It  It

3. Động từ nguyên thể:

Trong tiếng Anh, một số động từ đi kèm với “to”, khi đó, động từ nguyên thể đi kèm được xem là một dạng tân ngữ.

Ví dụ:

  • I decided to go out for dinner – Tôi quyết định ra ngoài ăn tối
  • I agreed to take the job – Tôi đồng ý nhận công việc

Những động từ “to verb” bạn có thể tham khảo dưới đây như:

agree demand learn
afford deserve manage
aim expect offer
choose fail prefer
claim happen prepare
decide help promise

4. Động từ V-ing:

Một số động từ trong tiếng Anh đi kèm theo sau nó là V-ing, do đó, động từ V-ing cũng được coi như là một tân ngữ.

Ví dụ:

  • Samuel denies breaking the window – Samuel phủ nhận làm vỡ cửa sổ
  • She admit making a mistake – Cô ấy thừa nhận đã gây ra một số lỗi lầm

Tương tự, một số động từ theo sau nó là V-ing:

admit delay keep
avoid deny mind
adore dislike practice
carry on enjoy  postpone
consider finish put off
can’t stand involve  suggest

5. Mệnh đề:

Tân ngữ trong câu có thể là cụm từ hoặc một mệnh đề.

Ví dụ: 

  • He doesn’t know why I hate him – Anh ấy không biết vì sao tôi lại ghét anh ấy
  • She can tell me what I should do – Cô ấy sẽ cho tôi biết những gì tôi nên làm

6. Tân ngữ trong câu bị động:

Tân ngữ trong câu bị động là những danh từ bị ảnh hưởng bởi chủ ngữ và làm chủ ngữ trong câu bị động.

Ví dụ: Jack Smith wrote the novel in 1912 → The novel was written by Jack Smith in 1912 

          Jack Smith đã viết tiểu thuyết vào năm 1912 → Tiểu thuyết được viết bởi Jack Smith vào năm 1912

Vậy là, EIV Education đã điểm qua một số điều cần lưu ý sử dụng tân ngữ trong tiếng Anh.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tiếp thu thêm nhiều kiến thức về ngôn ngữ thứ 2 này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *