Cách dùng câu mệnh lệnh tiếng Anh một cách tinh tế

Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

Câu mệnh lệnh (Imperative Sentences) thường được sử dụng để giao tiếp trong hàng ngày. Nó được sử dụng để yêu cầu, đề nghị hoặc sai khiến, là cấu trúc phổ biến trong tiếng Anh.  Dạng câu này sẽ giúp bạn đưa ra những tình huống giao tiếp quả quyết, tự tin để ra lệnh hoặc yêu cầu người nghe làm một việc gì đó. Cùng EIV tìm hiểu rõ hơn thêm nhiều chức năng của nó nhé.

Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh là gì?

Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh là gì
Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh là gì

Câu mệnh lệnh  hay còn được gọi là Imperative Clauses  là loại câu được sử dụng  để đưa ra yêu cầu, chỉ thị, hướng dẫn, đề nghị hoặc cảnh báo đối phương về một hành động cần phải thực hiện ngay lập tức. Cuối câu mệnh lệnh có thể được kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than tuỳ vào tình huống và cách truyền đạt của người nói

Đối tượng nhận chỉ thị của người nói không hẳn phải là người mà nó có thể là vật hay con vật. Ví dụ: bạn yêu cầu Siri trong máy điện thoại, yêu cầu những thú cưng ” ngồi xuống”; ” đứng lên”. Đây cũng là lúc bạn đang sử dụng câu mệnh lệnh.

Câu mệnh lệnh (theo từ điển Cambridge) được dùng khi chúng ta muốn bảo ai đó làm việc gì đó (phổ biến nhất là để đưa ra lời khuyên, gợi ý, yêu cầu, mệnh lệnh, mệnh lệnh hoặc hướng dẫn). Chúng ta có thể dùng loại câu này để yêu cầu người đó làm hoặc không làm việc đó…

Chức năng câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

Câu mệnh lệnh có nhiều cấu trúc và mỗi hình thức đều có ý nghĩa riêng

Trong trường hợp đề nghị/ hướng dẫn có thể nói không kèm ” please “, nhưng khi kèm theo ” please ” thì nó sẽ lịch sự hơn đối phương sẽ không cảm thấy phản cảm. ” Please ” có thể được đặt ở trước hoặc ở cuối câu.

  • Please S + V + O!
  • S + V + O, please!

Ví dụ:

  • Open the window, please (Hãy mở cửa sổ ra, làm ơn)
  • Please, don’t push trash on grass (Đừng vứt rác xuống cỏ).

Trong trường hợp để thực hiện lời mời. Dạng câu này sẽ thường dùng để nói với người thân quen.

  • V + O!
  • V + O?
  • Let’s + V!

Ví dụ:

  • Come to my home (Đến nhà của tôi).
  • Join with me? (Tham gia cùng tôi chứ?)
  • Let’s eat! (Cùng đi ăn nào)

Dùng câu mệnh lệnh để tỏ ý cảnh cáo, đe dọa trong những trường hợp nguy cấp.

  • No + Ving!
  • Don’t + V-Infinitive + O!
  • V + O!

Ví dụ:

  • No smoking! (Không được hút thuốc)
  • Don’t touch me! (Đừng chạm vào tôi)
  • Hold it (Giữ nó)

Câu mệnh lệnh cũng được dùng như lời khuyên

  • Don’t + V-Infinitive + O!

Ví dụ:

  • Don’t eat too much sugar! (Đừng ăn quá nhiều đường)
  • Don’t go to bed too late! (đừng ngủ quá trễ đấy)

Phân loại các câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

Phân loại các câu mệnh lệnh
Phân loại các câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Dùng trực tiếp dùng gián tiếp, dùng bằng câu phủ định,…Nên bạn cần đi qua hết toàn bộ để phân biệt được chức năng của từng loại. Cần phải hiểu và phân loại được các câu mệnh lệnh để có thể thực hành một cách chính xác và hiệu quả giao tiếp tốt. Điều này giúp bạn nâng cao  khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh một cách tự tin và hiệu quả.

Câu mệnh lệnh điều kiện

Câu mệnh lệnh điều kiện là câu mệnh lệnh có nhiều mệnh đề. Dạng câu này sẽ dùng khi người nói chỉ ra được nguyên nhân và cách tác động của nó lên một vấn đề nào đó.

Ví dụ:

  • If you forget your umbrella, go back home and get it (Nếu bạn để quên ô, hãy quay về nhà và lấy nó).
  • When i call your name, raise your hand. (Khi tôi gọi tên của bạn, hãy giơ tay).

Câu mệnh lệnh trực tiếp

Câu mệnh lệnh trực tiếp sẽ dựa vào từng trường hợp, cách nói để có thể chia làm nhiều kiểu khác nhau. Tuỳ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau nó có thể là câu mệnh lệnh khẳng định, câu mệnh lệnh phủ định, câu mệnh lệnh nghi vấn. Khi nói bạn có thể thêm ” please ” vào cuối hoặc đầu câu để đối phương không cảm thấy nặng nề và bạn cũng thể hiện đang tôn trọng họ.

Câu mệnh lệnh trực tiếp tuỳ vào trường hợp khác nhau, ngữ cảnh của người nói có thể chia thành nhiều kiểu khác nhau. Có thể là câu khẳng định, phủ định, câu mệnh lệnh. Khi bạn nói bạn có thể nói thêm từ “please” để vào cuối câu hoặc đầu câu để đối phương không cảm thấy nặng nề hay là cảm thấy được tôn trọng.

  •  Put your phone away. (Bạn nên đặt điện thoại xuống).
  •  Join me in the study. (Tham gia nghiên cứu cùng tôi).

Nếu nói với một đối tượng nhất định:

  • Mây! Stop making that noise. (Mây! Đừng làm ồn nữa).
  • Son! Go back to bed (Sơn! Hãy quay lại giường).

Câu mệnh lệnh gián tiếp

Câu mệnh lệnh gián tiếp trong tiếng Anh thường được thêm các động từ như là ask, tell, order để đề nghị người nghe làm một việc gì đó, dưới đây là cấu trúc khẳng định và phủ định:

  • S + ask/order/tell + O + to V.
  • S + ask/order/tell + O + not + to V.

Ví dụ:

  • Nam ask me to help ( Nam đã nhờ tôi giúp).
  • Linh ordered her brother to cook dinner ( Linh đã đề nghị anh trai cô ấy nấu bữa tối).
  • I told you not to tell with him. (Tôi đã nói với bạn đừng nói với anh ta).

Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng các động từ mệnh lệnh

Đa phần các câu mệnh lệnh thường bắt đầu bằng động từ. Các động từ mệnh lệnh phổ biến trong tiếng Anh có thể kể đến như: let, do, follow, stop,… Các động từ mệnh lệnh khi đứng đầu câu phải ở dạng nguyên thể, phía sau nó thường là các đối tượng khác trong câu tạo thành câu mệnh lệnh nhằm để thể hiện được cảm xúc, nhấn mạnh sự chú ý thì có thể sử dụng một số câu chung như sau:

  • Follow me! (Đi theo tôi!).
  • Go back to class (Quay trở lại lớp học).
  • Walk on the right side of the pathway (Đi bên phải đường đi).
  • Let her go (Hãy để cô ấy đi).
  • Do not smoking (Không được hút thuốc).

Cấu trúc mệnh lệnh ở ngôi thứ nhất

Cấu trúc  câu mệnh lệnh ngôi thứ nhất này được sử dụng để thuyết phục hoặc yêu cầu người nghe thực hiện một hành động.

  • Cấu trúc câu khẳng định: Let us (Let’s) + V – infinitive.
  • Cấu trúc câu phủ định: Let us (Let’s) + not + V – infinitive.
  • Có thể sử dụng Don’t let (Do not let) thay cho Let’s not.

Ví dụ:

  •  Let us travel to Da Nang this summer. (Hãy cùng chúng tôi đi du lịch Đà Nẵng vào hè này).
  •  Let us not interrupt them when they are working. (Chúng ta đừng làm gián đoạn họ khi họ đang làm việc).
  •  Don’t let’s throw away the good chairs with the damaged ones (Đừng vứt đi những cái ghế hay bị hỏng).

Cấu trúc mệnh lệnh ở ngôi thứ hai

Trong câu mệnh lệnh với ngôi thứ hai, chủ ngữ ít được đề cập đến nhưng có thể đi với danh từ ở cuối cụm từ.

  • Cấu trúc khẳng định: V – infinitive.
  • Cấu trúc phủ định: not + V – infinitive.

Ví dụ:

  • Be quiet! (Im lặng!).
  • Don’t move! (Đừng di chuyển).
  • Stand up! Peter (Đứng lên! Peter).

Cấu trúc mệnh lệnh ở ngôi thứ ba

  • Cấu trúc khẳng định: Let + Object + V – infinitive.
  • Cấu trúc phủ định: Let + Object + not + V – Infinitive.

Ví dụ:

  • Let me tell about Vietnam history. (Hãy để tôi nói về lịch sử Việt Nam).
  • Let him not play video volleyball game (Đừng để anh ấy chơi trò chơi bóng chuyền).

Những lưu ý khi sử dụng câu mệnh lệnh

Những lưu ý khi sử dụng câu mệnh lệnh
Những lưu ý khi sử dụng câu mệnh lệnh

Sử dụng từ ngữ thích hợp

Bản chất câu mệnh lệnh dùng để sai khiến, nhờ vả nhưng để bạn thể hiện mình là người lịch sự có văn hoá thì nên chèn thêm những từ như “please” (làm ơn), “kindly” (tử tế), “gentle” (nhẹ nhàng) hoặc “quickly” (nhanh chóng) để người nghe cảm thấy được tôn trọng và bạn chứng tỏ mình là người lịch sự.

Dùng giọng nói và cử chỉ thích hợp

Giọng nói và cử chỉ của bạn khi nói cũng cần phải phù hợp đúng lúc – đúng thời điểm. Khi bạn nhờ vả ai đó giọng nên nhẹ nhàng, còn khi bạn muốn đề nghị với ai điều gì giọng nói nên tự tin quyết đoán. Tránh trường hợp cách nói của bạn khi nói không phù hợp sẽ khiến đối phương thấy khó chịu.

Đặt câu hỏi để yêu cầu

Khi bạn muốn yêu cầu ai đó một cách lịch sự bạn có thể đặt theo cấu trúc phía dưới.

Ví dụ: “Would you please close the window?” thay vì “Close the window” (Bạn có thể làm ơn đóng cửa sổ  lại được không? thay vì “Đóng cửa sổ lại”).

Sử dụng câu mệnh lệnh một cách hợp lý

Câu mệnh khi dùng giao tiếp bạn nên tinh tế sử dụng nó một cách hài hoà để người khác nghe cảm thấy một cách thoải mái nhất và tránh những hiểu lầm nhỏ không đáng có, việc sử dụng quá nhiều câu mệnh lệnh khiến đối phương không thích và phản đối.

Một số câu mệnh lệnh thường gặp

  • Stand up, please! (Xin mời đứng dậy)
  • Sit down, please! (Xin mời ngồi xuống)
  • Don’t be late for the interview. (Đừng để bị trễ buổi phỏng vấn)
  • Please talk more loudly. (Vui lòng hãy nói to hơn)
  • Don’t be afraid. (Đừng sợ)
  • Don’t let me down. (Đừng làm tôi thất vọng)
  • Take care. (Bảo trọng)
  • Calm down (Bình tĩnh)
  • Come in (Mời vào)
  • Shut up! (Câm miệng!)
  • Keep silent (Giữ im lặng!)
  • Don’t go: Đừng đi.
  • Look at me! : Nhìn tôi đây.
  • Listen carefully: Lắng nghe cẩn thận nhé.
  • Be quiet please: Trật tự nào.
  • Please turn off the lights: Làm ơn tắt đèn.
  • Put on your seatbelt: Thắt dây an toàn vào.
  • Don’t forget to lock the door: Đừng quên khóa cửa.
  • Speak louder so everyone can hear you: Nói to hơn để mọi người có thể nghe bạn.
  • No parking: Không đỗ xe ở đây.
  • No littering: Không vứt rác ở đây.

Một số câu mệnh lệnh thường dùng trong lớp học

  • Stand up: đứng lên.
  • Sit down: ngồi xuống.
  • Open your book: mở sách ra.
  • Close your book: đóng sách lại.
  • Take out your book: lấy sách ra.
  • Put your book away: cất sách đi.
  • Be quite: im lặng.
  • Listen carefully: lắng nghe thật kỹ.
  • Raise your hand: giơ tay lên.
  • Look at the board: nhìn lên bảng.

Bài tập vận dụng câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

1. _________ the application form and ______ them before Friday.

2. _________ the door when you go out.

3. __________ the lights after use.

4. Please _________ home when you are free.

5. ______ all the documents that are required for verification.

6. _______ in the ascending order of your height.

7. ________ (negative) to carry an umbrella.

8. Let’s ______.

9. _______ your homework.

10. ________ your mobile phones before the meeting starts.

Đáp án

1. Fill in the applications and submit them before Friday.

2. Close the door when you go out.

3. Turn off the lights after use.

4. Please come home when you are free.

5. Carry all the documents that are required for verification.

6. Stand in the ascending order of your height.

7. Don’t forget to carry an umbrella.

8. Let’s play.

9. Do your homework.

10. Switch off your mobile phones before the meeting starts.

Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh được dùng khi bạn nhờ vả hay sai khiến tuy vậy bạn nên chọn lựa cách dùng đúng trường hợp  để không gây mất điểm trong mắt đối phương, EIV đã tổng hợp cho bạn những kiểu cách để dùng câu mệnh lệnh và những lời khuyên nhỏ để dùng nó thật tinh tế nhất.

Khi bạn học được những lý thuyết, ngữ pháp tiếng Anh này rồi bạn nên tập thực hành thật nhiều để nâng cao trình độ của mình vậy nên bạn cần tìm cho mình một người giáo viên có khả năng nói tiếng Anh tốt. EIV xin giới thiệu đến bạn khoá Tiếng Anh học 1 kèm 1 với giáo viên bản ngữ của EIV bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *