Hướng dẫn định hướng nghề nghiệp cho tương lai tươi sáng

Hướng dẫn định hướng nghề nghiệp

Nhiều bạn đang chuẩn bị thi đại học nhưng chưa biết nên chọn học gì để sau này ra đi làm có một công việc tốt, phù hợp với bản thân. Và ngay cả những bạn đã học đại học rồi vẫn cảm thấy mông lung về lựa chọn ngành học của mình, điều này cho thấy việc định hướng nghề nghiệp rất quan trọng. Và dưới đây EIV sẽ tổng quát cho bạn một số định hướng nghề nghiệp để bạn tham khảo lựa chọn đường đi cho mình nhé.

Định hướng nghề nghiệp là gì?

Định hướng nghề nghiệp là gì
Định hướng nghề nghiệp là gì

Định hướng nghề nghiệp là khi bạn biết bản thân có điểm mạnh gì và mong muốn của bạn về công việc trong tương lai, từ đó bạn tìm hiểu những thông tin nghề nghiệp để xem thử công việc nào sẽ phù hợp với mình hay là những công việc mình thích cần yêu cầu những gì. Những tiêu chí có thể là sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, điều kiện gia đình,… có thể ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của bạn.

Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng vì nó giống như là một cái địch đến dẫn bạn đi đúng đường nhưng nếu định hướng sai bạn có thể bị sai đường đi. Tương tự với quá trình định hướng nghề nghiệp, bạn cần tự đặt ra lựa chọn nghề nghiệp mình muốn theo đuổi, có kế hoạch đi các bước đi đúng đắn để có thể phát triển sự nghiệp theo hướng đó trong tương lai xa.

Tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp

Tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp
Tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp như là kim chỉ nam hướng bạn đi con đường đúng, giúp bạn mau chóng đạt được mục tiêu của mình.

Nếu định hướng được đúng ngay từ đầu, bạn sẽ thấy dễ dàng trong việc lên kế hoạch đi đến đích đó, từ đó nhanh chóng chạm đến giấc mơ nghề nghiệp của bản thân.

Định hướng nghề nghiệp sẽ không chỉ giúp bạn tìm được công việc thuộc về mình, mà còn tiết kiệm được thời gian và công sức để bạn phát triển sự nghiệp tốt hơn trong tương lai. Và đương nhiên, cải thiện cả chất lượng cuộc sống về cả khía cạnh vật chất và tinh thần cho bạn.

Định hướng nghề nghiệp đúng đắn giúp bạn giảm thiểu khả năng thất nghiệp trong tương lai và gắn bó chặt chẽ với đam mê mình đã chọn.

Điều này sẽ giúp bạn đạt được thành công trong tương lai. Bởi vì khi được làm đúng nghề nghiệp phù hợp với bản thân bạn sẽ dễ dàng phát huy tối đa năng lực của mình.

Nên định hướng nghề nghiệp lúc nào?

Nên định hướng nghề nghiệp từ sớm.

Phụ huynh có thể tìm hiểu được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, mong muốn của con cái từ lúc học THCS để có thể có những định hướng cho con mình.

Ở các bậc thpt luôn có những buổi định hướng cho các bạn học sinh để các em biết được những thông tin nghề nghiệp hiện tại và sở thích của mình nên lựa chọn cái nào, ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ giáo viên phụ huynh để đưa cho các bạn những lời khuyên hữu ích nhất.

Quá trình học tập có thể kéo dài từ 6-12 cho đến khi đi thi đại học nên một khi lựa chọn sai thì bạn sẽ vừa tốn thời gian vừa hao tổn kinh tế. Trong khi đó thời điểm tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học là thời điểm bạn sẽ lựa chọn cho mình một công việc, một môi trường phù hợp để hoàn thiện bản thân. Nếu lựa chọn sai, bạn vẫn có thể làm lại nhưng bạn biêt rằng thời gian là vàng bạc bạn không thể lãng phí nó được vật nên cần có một kế hoạch định hướng đúng và rõ ràng.

Những lưu ý khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai

Những lưu ý khi định hướng nghề nghiệp
Những lưu ý khi định hướng nghề nghiệp

Đừng chạy đua theo phong trào

Nhiều ngành đang “hot” có nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này nhưng bạn phải xem nó có phù hợp với bạn không? Nếu bạn đang học lỡ dở mà thấy không phù hợp thì bạn cảm thấy thế nào? Bạn nên có những câu hỏi như vậy trước khi lựa chọn những ngành đang nổi. Đừng nên thấy bạn bè mình cũng chọn nên mình chọn theo bạn bè, có thể những ngành đó hợp với họ còn với bạn thì không. Những ngành học càng nhiều người lựa chọn thì cạnh tranh nghề nghiệp càng cao nên tỉ lệ đào thải cũng cao vậy nên bạn phải biết cách lựa chọn ngành mà bản thân phù hợp.

Có chính kiến của bản thân

Bạn có thể tìm kiếm thông tin và lắng nghe tất cả các ý kiến của nhiều người nhưng sự lựa chọn nằm ở bạn, bố mẹ là người đi trước bạn có nhiều kinh nghiệm họ sẽ có nhiều lời khuyên cho bạn nhưng vì khoảng cách thế hệ nên có sự khác biệt về tư tưởng. Họ có xu hướng lựa chọn những công việc ổn định hay là những công việc truyền thống nên những bạn có ước mơ lựa chọn những công việc dựa vào xu hướng xã hội hiện đại cũng sẽ có sự khác biệt về mong muốn của bố mẹ. Lắng nghe ý kiến bố mẹ là tốt nhưng bạn cũng cần phải lắng nghe từ chính mình, liệu bạn có cảm thấy yêu thích nó hay không?

Hãy chỉ nghe những lời khuyên từ bố mẹ, gia đình dưới tính chất tham khảo. Cốt lõi nhất vẫn là bạn nên chủ động định hướng nghề nghiệp tương lai của mình – vì người hiểu rõ bạn nhất… không ai khác ngoài chính bạn.

Đừng nên lựa chọn đại loại qua loa

Bạn bè đã có định hướng nghề nghiệp cả rồi nhưng bạn vẫn mãi mông lung chưa biết mình thích gì hay mình nên làm gì? Đừng lo. Mỗi chúng ta đều có tốc độ của riêng mình, cũng như cách chúng ta đưa ra lựa chọn và quyết định cũng không hề giống nhau. Chậm mà chắc, hãy cẩn thận xác định nghề nghiệp phù hợp với chính mình. Công việc và sự nghiệp chính là thứ sẽ gắn bó cùng bạn suốt ⅔ cuộc đời, đừng lựa chọn một cách tạm bợ để rồi phải hối hận sau này nhé!

Đừng nên chỉ tập trung vào đồng lương

Lương lậu có thể là cơ sở để bạn lựa chọn nghề nghiệp làm việc của bạn nhưng không vì thế mà bạn lựa chọn một công việc mình không đam mê chỉ vì ở đó lương cao.

Đừng chỉ chăm chăm vào mức lương mà bỏ lỡ những giá trị khác trên con đường phát triển nghề nghiệp của bản thân. Hãy tập trung vào sự phù hợp, cả về tính chất công việc và môi trường bạn sẽ gắn bó cùng. Khi bạn phát triển đủ “tầm”, mức thu nhập của bạn cũng sẽ tăng theo tương xứng. Đừng lo nhé!

Đừng tự áp lực chính mình

Giữa cái tuổi chênh vênh chưa tự tin vào đời, nhiều bạn trẻ gặp không ít áp lực vô hình khi phải tự chủ động định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Áp lực từ gia đình, xã hội hay thậm chí từ bản thân mà ra khiến nhiều bạn cảm thấy bế tắc và khủng hoảng, từ đó dẫn đến những quyết định sai lầm.

Lời khuyên cho bạn để định hướng nghề nghiệp dễ dàng 

Một số lời khuyên khi định hướng nghề nghiệp
Một số lời khuyên khi định hướng nghề nghiệp

Xác định sở trường, sở thích của bạn

Sở trường, sở thích là nền tảng cho công việc sau này của bạn, cũng là yếu tố giúp bạn thành công trong tương lai. Bởi vì khi bạn làm việc có sự đam mê, được làm điều mình thích thì bạn sẽ dễ thăng tiến hơn tương lai.

Ngay từ bây giờ hãy thử suy nghĩ xem mình thực sự thích và có sở trường làm gì, sau đó tìm các cơ hội thực tập tương tự để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm dần dần.

Bạn có thể tìm hiểu về chính mình qua các yếu tố sau:

  • Sở thích, thói quen, đam mê nghề nghiệp.
  • Động lực.
  • Điểm mạnh và điểm yếu.

Thực hiện trắc nghiệm tính cách

Hiện nay có rất nhiều bài kiểm tra trắc nghiệm trên các trang web, trang app để tìm hiểu về tính cách và định hướng công việc cho bạn. Dưới đây là các bài kiểm tra trắc nghiệm được nhiều người dùng là:

  • Trắc nghiệm tính cách MBTI: giúp bạn khám phá xem tính hướng nội/hướng ngoại của bản thân, xu hướng làm việc nơi công sở, cũng như điểm mạnh/điểm yếu dựa vào 16 loại hình tính cách khác nhau.
  • Mô hình DISC: giúp đọc vị mỗi cá nhân theo 4 đặc điểm tính cách nổi bật của con người: Thủ lĩnh (D – Dominance); Tạo ảnh hưởng (I – Influence); Kiên định (S – Steadiness); Tuân thủ (C – Compliance).
  • Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp Holland Code: Thuyết nghề nghiệp của bài kiểm tra này sẽ chia mỗi chúng ta ra thành 6 mật mã (RIASEC), dựa trên phương diện – tính cách con người và môi trường làm việc. Trong đó bao gồm:
    • R – Realistic (Nhóm Kỹ thuật)
    • I – Investigative (Nhóm Nghiên cứu)
    • A – Artistic (Nhóm Nghệ Thuật)
    • S – Social (Nhóm Xã hội)
    • E – Enterprising (Nhóm Quản lý)
    • C – Conventional (Nghiệp vụ)

Nghiên cứu lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp

Bạn nên liệt kê ra danh sách những công việc bạn yêu thích, những công việc bạn thấy phù hợp với năng lực sở trường của mình. Biết được bản thân mình là ai và mình cần gì, việc tiếp theo bạn cần làm chính là đi tìm công việc tương thích với những điều mình đã xác định.

EIV xin  gợi ý cho bạn những thông tin cần cân nhắc khi định hướng nghề nghiệp mình sẽ theo đuổi trong tương lai nhé:

  • Kiến thức và kỹ năng chuyên môn
  • Nhu cầu nhân sự trên thị trường
  • Giá trị nghề nghiệp mang lại
  • Bạn có năng lực, phẩm chất nào phù hợp với nghề?
  • Cơ sở đào tạo nghề, chi phí và thời gian học tập (Đại học, Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề,v.v.)
  • Lộ trình phát triển và mức thu nhập theo cấp độ chuyên môn
  • Nơi làm việc trong tương lai

Lên danh sách những kỹ năng cần hoàn thiện

Sau khi bạn đã có những danh sách nghề nghiệp bạn muốn bạn nên xem xét mình đang thiếu kỹ năng gì để có thể lựa chọn được công việc phù hợp với mong muốn của mình.

Để có thể đạt được các bước tiến như kế hoạch đề ra còn tùy thuộc vào kỹ năng mềm của bạn.

Hãy lên danh sách những kỹ năng mà bạn đang còn thiếu hay quan trọng đối với bạn. Sau đó bổ sung lịch trình rèn luyện các kỹ năng này vào bản kế hoạch trên.

Một số kỹ năng quan trọng cho công việc mà bạn cần biết đến như:

  • Kỹ năng giao tiếp:  Không nhất thiết phải tham gia các khoá học, bạn có thể tự tạo thêm cơ hội cho bản thân để học hỏi, dựa vào việc kết nối với những người xung quanh (bạn bè; đồng nghiệp; chuyên gia; v..v…). Những kết nối tích cực sẽ giúp bạn phát triển và giải quyết các thách thức.
  • Kỹ năng quản lý thời gian:  Bạn chỉ cần quản lý thời khoá biểu của bạn không bị lộn xộn thì cũng xem như là một bước tiến mới rồi. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn quản lý tốt công việc của mình, mà còn đảm bảo bạn nghiêm túc thực hiện theo đúng kế hoạch định hướng nghề nghiệp.
  • Học ngoại ngữ: Biết thêm một ngoại ngữ bất kỳ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận với tri thức mới. Đồng thời không bỏ qua những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trên con đường sự nghiệp.

Tham gia các buổi hướng nghiệp việc làm

Đối với những bạn sinh viên, tham dự các buổi hướng nghiệp tại trường Đại học (hoặc trường dạy nghề) chính là một đặc quyền đặc biệt mà bạn có thể tận dụng để tham khảo định hướng cho công việc tương lai.

Tại các buổi hướng nghiệp việc làm, bạn sẽ lắng nghe được chia sẻ và lời khuyên từ những chuyên gia trong lĩnh vực, từ đó xây dựng cái nhìn tổng quan hơn về nghề mà bản thân lựa chọn.

Ngoài ra, các bạn trẻ cũng có thể đăng ký dự các buổi webinar hay workshop về công việc tương lai yêu thích để học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng nhằm chuẩn bị cho các bước tiến phát triển sau này.

Chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi

Sự biến đổi của xu hướng xã hội, cộng với ảnh hưởng của nền kinh tế điều này cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi nghề nghiệp của nhiều nhân sự. Không phải lúc nào công việc lựa chọn ban đầu cũng sẽ gắn bó với bạn suốt hành trình phát triển sự nghiệp. Người ta hay nói vui rằng: “Nghề chọn người chứ người hiếm khi chọn được nghề lắm”.

Ngẫm cũng đúng, sau một thời gian tiếp xúc với công việc, không phải ai cũng cảm thấy hài lòng với nó, và đôi khi tình trạng “vỡ mộng” cũng là điều khó tránh khỏi. Lúc này đây, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần thật tốt cho một hướng đi sự nghiệp khác. Bạn có thể sẽ phải lựa chọn một công việc có tính chất chuyên môn tương tự, bắt đầu lại với một vị trí công việc hoàn toàn mới, hoặc quay trở về vị trí thực tập để học việc.

Lựa chọn nguồn tìm việc uy tín

Các trang web tìm việc, mạng xã hội, người thân, bạn bè… là những nguồn tìm việc đáng tin cậy mà bạn cần tận dụng để tìm cho mình một việc thực tập như ý. Đối với các trang web hay các trang facebook không phải lúc nào cũng tốt và uy tín bạn cần phải tìm hiểu kỹ để tránh bị lừa.

Còn đối với những nguồn công việc từ người thân, bạn có thể tin tưởng hơn nhưng cũng nên cẩn thận hỏi các thông tin về công ty; tình hình kinh doanh; môi trường làm việc, đồng nghiệp, sếp có hòa đồng và sẵn sàng chia sẻ không. Vì đôi khi đối với họ là phù hợp nhưng với bạn thì có thể không nên hỏi càng nhiều nguồn để bạn có thể chắt lọc được thông tin.

Tìm kiếm cơ hội trải nghiệm

Để biết mình thích gì hay phù hợp với gì bạn nên tìm cho mình những cơ hội để trải nghiệm và thử nghiệm môi trường làm việc nào phù hợp với con người cá tính của bạn. Đó là cách tốt nhất đối với bạn khi lựa chọn nghề nghiệp, nếu bạn còn đang đi học bạn có thể lựa chọn làm part time miễn là bạn sẵn sàng thì cơ hội luôn nằm trong tay bạn.

Xác định thế mạnh của bản thân

Đôi khi bạn sẽ tự hỏi thế mạnh của mình là gì vì bạn chưa có nhiều trải nghiệm để tìm ra được nên bạn có thể tìm ra được nó dựa trên những kinh nghiệm của bản thân. Bạn có thể nhìn thấy được thế mạnh của chính mình hoặc tiềm năng để phát triển trong quá trình học tập và trải nghiệm công việc.

Một số công cụ và bài test trắc nghiệm nghề nghiệp

Các công cụ bài test trắc nghiệm
Các công cụ bài test trắc nghiệm

Trắc nghiệm nghề nghiệp Good & Co

Trắc nghiệm nghề nghiệp Career Quiz Good & Co giúp bạn xác định tính cách và khả năng của bản thân phù hợp với công việc như thế nào. Qua đó, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nghề nghiệp mơ ước. Bằng cách phân tích câu trả lời của bạn, Career Quiz Good & Co sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về:

Điểm mạnh, điểm yếu bản thân. Phong cách lãnh đạo của bạn: cứng nhắc hay đồng cảm… Tính cách của bạn: hướng nội hay hướng ngoại, tự tin hay tự ti… Kiểu văn hóa của công ty phù hợp với cá tính của bạn: văn hóa nguyên tắc cứng nhắc hay văn hóa đề cao tính cá nhân…

Trắc nghiệm 8 phong cách sáng tạo 

The Creative Type là bài trắc nghiệm khám phá phong cách của bạn thuộc kiểu nào trong 8 loại hình sáng tạo sau:

  • Artist: Luôn nhìn thấy sự sáng tạo dù cả những điều nhỏ nhất
  • Thinker:  là người luôn suy nghĩ chín chắn, thấu đáo, luôn truyền thông điệp ý nghĩa.
  • Adventure: Luôn tràn ngập ý tưởng và nguồn cảm hứng bất tận.
  • Maker:  người có khả nưng kiến tạo, tầm nhìn đa dạng, giải quyết tốt những rủi ro xảy ra.
  • Producer: là người sống thực tế, nhìn vào hiện thực, luôn đầy sáng tạo.
  • Dreamer:  là người mộng mơ, nhiều mộng tưởng, giàu cảm xúc và luôn đầy trí tưởng tượng.
  • Innovator: Cải tiến, sáng tạo, đổi mới, giải quyết vấn đề theo cách mới, loại bỏ ý tưởng cũ.
  • Visionary: Luôn ngập tràn ý tưởng lớn, những người thuộc nhóm Visionary có khả năng nhìn thấy tiềm năng ở khắp mọi nơi.

Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp Holland

Holland Quiz dựa theo học thuyết nghề nghiệp của John Holland, được chia thành 6 nhóm, diễn tả ở hai phương diện: tính cách con người và môi trường làm việc.

  • R – Nhóm người Kỹ thuật:  là những người thích làm việc cùng với máy móc, kỹ thuật,…. thích các hoạt động ngoài trời.
  • I – Nhóm người Nghiên cứu: là những người thích quan sát tìm tòi, nghiên cứu mọi sự vật hiện tượng xung quanh.
  • A – Nhóm người Nghệ thuật:  người có khả năng sáng tạo nghệ thuật, luôn đầy cảm hứng nghệ thuật, họ sống linh hoạt không gò bó, sản phẩm làm ra hướng theo nghệ thuật đầy sáng tạo.
  • S – Nhóm người Xã hội: Nhóm người luôn thích giúp đỡ hỗ trợ mọi người, làm công việc có tính cộng đồng như tình nguyện, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc quan tâm đến người khác.
  • E – Nhóm người Quản lý: nhóm người có khả năng lãnh đạo, hướng dẫn người khác làm gì, quản lý chỉ huy đám đông tốt.
  • C – Nghiệp vụ: tỉ mỉ, cẩn thận, thích làm việc với dữ liệu, có khả năng làm công việc văn phòng, thống kê, thực hiện những công việc cần sự chăm chút, tỉ mỉ hoặc làm theo hướng dẫn của người khác.

Trắc nghiệm Buzz Quiz 

Ứng dụng này sẽ giúp bạn hình dung tính cách của mình giống nhất với loài vật nào trong tự nhiên. Kết quả được chia thành 4 nhóm loài vật:

  • Động vật dưới biển.
  • Gấu.
  • Các loài chim.
  • Mèo.

Nếu bạn thuộc nhóm mèo, thì tính cách của bạn sẽ là: tò mò, nhạy cảm, quan tâm, linh hoạt, thông minh. Khi ở vị trí lãnh đạo, bạn là người luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến của mọi người, có trách nhiệm trong công việc, khuyến khích các thành viên tự do sáng tạo theo ý mình. Một lời khuyên dành cho sự nghiệp của bạn là: tập trung hoàn thành công việc hiện tại trước khi bắt đầu một dự án mới.

Trắc nghiệm tính cách MBTI

MBTI là bài trắc nghiệm tính cách rất nổi tiếng được sử dụng trong lựa chọn nghề nghiệp. Trong MBTI chia tính cách con người thành 16 nhóm, dựa trên 4 nhóm cơ bản, mỗi nhóm là lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng, nhận thức. MBIT được ứng dụng trên toàn thế giới và đưa ra cái nhìn toàn diện về tích cách cá nhân, xu hướng công việc, lời khuyên trong cuộc sống. Tuy nhiên MBIT khá dài và mất kha khá thời gian để hoàn thành, bạn hãy chuẩn bị một tâm lý thoải mái, lựa chọn đáp án đúng với con người thật của bản thân để có kết quả đúng nhất.

Vừa rồi là những lời khuyên về định hướng nghề nghiệp cho bạn giúp bạn định hướng tương lai một cách đúng đắn. Không có điều gì là không thể nếu bạn đủ tự tin và sẵn sàng đón nhận thử thách.

Bên cạnh những kỹ năng mềm bạn sẽ cần trau dồi thì bạn cũng nên học thêm nhiều tiếng Anh vì đây cũng là một lợi thế nên bạn cũng nên có thời gian để học thêm về nó, EIV đề xuất bạn khoá học tiếng Anh cho người đi làm cùng với giáo viên bản ngữ EIV, trong khoá học bạn sẽ được học thêm tiếng Anh chuyên môn cho người đi làm bổ trợ cho bạn sau này đi làm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *