Cách deal lương tinh tế mà hiệu quả

Cách deal lương không gây mất lòng nhà tuyển dụng

Trong một buổi phỏng vấn khi nhà tuyển dụng đến phần deal lương thì phần trăm bạn nhận vào là 90% nhưng cũng trong phần này bạn không biết chắc rằng mình cần phải thoả thuận lương với họ như thế nào để hợp lý nhất. Đây là cũng là một phần quan trọng để bạn chắc chắn rằng có làm việc hay không, để chúng mình giúp bạn tìm cách nhé!

Deal lương là gì?

Deal lương là thuật ngữ đươc sử dụng trong các buổi phỏng vấn, sau nhà tuyển dụng hỏi bạn về học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm,… thì phần deal lương là phần cuối nhà tuyển dụng và bạn thảo luận về mức lương bạn mong muốn phù hợp với vị trí đó.

Các cách deal lương hiệu quả

Cách deal lương hiệu quả
Cách deal lương hiệu quả

Tìm hiểu về công ty

Trước khi nộp CV vào công ty bạn cần tìm hiểu về công ty đó là công ty như nào, quy mô mức lương của công ty đều có sẵn ở trên trạng mạng nên bạn có thể dễ dàng tìm hiểu. Đây là để bạn nắm rõ được hoạt động công ty đang làm, công ty đó đang ở trạng thái nào.

Đánh giá năng lực của bản thân

Bạn nên đánh giá năng lực của bản thân như thế nào mới có thể đưa ra mức lương phù hợp. Với một số nơi họ không public về vấn đề lương nhưng bạn cũng có thể dựa vào năng lực, trình độ hiện tại của mình để có thể đưa ra một khoảng bạn thấy hợp lý.

Xác định mức lương mong muốn

Khi đã tìm hiểu về công ty,  mức lương ở đó bạn có thể cân nhắc bản thân mình thấy mức lương đó có ổn không. Nếu không ổn bạn có thể suy nghĩ làm như thế nào trong buổi phỏng vấn thoả thuận được với nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu các chế độ đãi ngộ

Ngoài vấn đề lương thì những chế độ đãi ngộ khác cũng cần phải được đảm bảo, nếu mức lương không như ý bạn thì những đãi ngộ như tiền thưởng, trợ cấp,… bạn nên hỏi yêu cầu bên nhà tuyển dụng cần có để đáp ứng mong muốn của bạn.

Khéo léo khi nhắc về lương cũ

Khi phỏng vấn bạn không nên nhắc về lương cũ nhưng nếu nhà tuyển dụng muốn hỏi rõ thì bạn nên trả lời khéo léo, nhiều doanh nghiệp khi nghe được câu trả lời họ sẽ hạ lương xuống thấp một chút nhưng vẫn cao hơn lương ở công ty cũ.

Tập luyện trước 

Để  hỏi và trả lời một cách tự nhiên bạn lên tập luyện trước,  suy nghĩ những trường hợp mà nhà tuyển dụng có thể  hỏi bạn thì bạn sẽ trả lời như thế nào. Với những bạn mới ra trường đi xin việc thì cần tìm hiểu kĩ hơn và cách trả lời để không gây mất lòng nhà tuyển dụng.

Nêu rõ được mức giới hạn chấp nhận được

Trước khi phỏng vấn  bạn phải nghĩ kĩ được mức giới hạn mà mình đặt ra là bao nhiêu, khi nhà tuyển dụng đưa ra offer bạn sẽ không bị lúng túng là với mức đó có thấp quá hay không.

Một vài lưu ý khi deal lương

Nghiên cứu mức lương của công ty

Với nhiều công ty họ sẽ tuyển dụng qua các trang tuyển dụng đa phần sẽ có mức lương cơ bản, bạn sẽ tìm hiểu được công ty đó đang tuyển vị trí với mức lương bao nhiêu, bạn cũng nên so sánh thêm với những nơi khác. Hoặc với những công ty họ không ghi rõ mức lương bạn nên tìm xem ở vị trí đó những công ty tuyển dụng khác đê xuất mức lương bao nhiêu, từ đó đưa ra cho mình một khoảng mức cố định.

Đưa ra mức phù hợp với bản thân

Mức lương bạn đưa ra phải phù hợp với năng lực vị trí của bạn, khi bạn nghiên cứu về công ty cần nhìn nhận bản thân nên đưa ra mức lương phù hợp với năng lực hiện tại của mình. Không nên đưa ra mức lương quá cao vì như thế nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là ” quá tham lam”

Cần cân nhắc giữa nhiều công ty

Chỉ một vị trí nhưng có rất nhiều công ty nên bạn cần xem xét kỹ lưỡng nên apply vào đâu, bạn có thể rải nhiều CV nhưng lựa chọn phỏng vấn thì nên lựa chọn nơi tốt và phù hợp nhất với bạn.

Giữ thái độ chuyên nghiệp

Thái độ là then chốt để quyết định bạn có thoả thuận được lương hay không, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào CV của bạn cách bạn trả lời phỏng vấn, vậy nên thái độ hoà hợp sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn không nên có thái độ kiêu ngạo khi tham gia phỏng vấn đó sẽ là một hành động thiếu lịch sự và cũng không nên cảm thấy thất vọng khi không deal được lương.

Không nên nói rõ mức lương bao nhiêu

Bạn không nên nói ra là một mức lương bao nhiều vì như thế nhà tuyển dụng sẽ offer cho bạn mức lương thấp hơn mà con số bạn đưa ra, bạn nên lựa chọn một khoảng lương như vậy khi nhà tuyển dụng đưa ra offer bạn vẫn không thấy bị thấp quá so với mong đợi.

Không nên vội vàng nhận việc

Bạn không nên vội ký hợp đồng làm việc ngay tại buổi phỏng vấn mà nên đợi khoảng 1-2 ngày sau vì trong lúc đó bạn vẫn có thể nhận được thêm những lời mời phỏng vấn khác, như vậy bạn sẽ so sánh thêm mức lương khác nhau. Nếu bạn kí hợp đồng ngay thì sẽ không có cơ hội nào để quay lại.

Cố gắng tạo ấn tượng trong buổi phỏng vấn

Trong lúc phỏng vấn bạn nên nêu ra được những ưu điểm thế mạnh của bản thân, những kinh nghiệm thành tựu của bạn cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng ở  bạn, như thế khi deal lương ở phần sau bạn sẽ deal lương dễ dàng hơn, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc vì họ thấy được bạn là một hạt giống tốt và muốn giữ bạn lại cho công ty.

Tiền không phải là tất cả

Đúng là đi làm thì phải vì tiền nhưng không nên vì tiền mà bạn đồng ý bán sức lao động ở nơi làm việc quá sức với mình, bạn cứ bình tĩnh để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất. Có nhiều nơi lương không cao nhưng môi trường làm việc tốt, bạn có cơ hội được phát huy được giá trị của bản thân thì bạn vẫn nên cân nhắc lựa chọn.

Những điều cần tránh khi deal lương

Những điều cần tránh khi deal lương
Những điều cần tránh khi deal lương

Deal lương ngay khi mới bắt đầu phỏng vấn

Mới vào phỏng vấn bạn chỉ nên tập trung trình bày về cá nhân bạn, kinh nghiệm, học vấn liên quan để nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của bạn chứ không nên đề cập đến vấn đề lương vì như vậy nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn chỉ quan tâm đến vấn đề lương chứ không quan tâm đến công việc điều đó sẽ là điểm trừ khá lớn.

Tranh cãi với nhà tuyển dụng

Đây cũng là điều tối kị bạn không nên xảy ra tranh cãi với họ, có thể họ chưa hiểu nhiều về bạn thì bạn có thể tìm cách giải thích bổ sung để họ hiểu rõ hơn. Những trường hợp tranh cãi với nhà tuyển dụng phần lớn sẽ bị loại không được vào vòng trong.

Đưa ra khoảng mức lương mong muốn nhưng không phù hợp với năng lực

Năng lực của bạn đến đâu bạn sẽ tự nhận thấy được nên vậy bạn nên đưa ra một mức lương phù hợp với khả năng của bạn. Nếu bạn mới ra trường thì không nên đòi hỏi một mức lương quá cao dù trong quá trình là sinh viên bạn tham gia nhiều hoạt động tuy nhiên bạn vẫn nên để một mức lương vừa ổn với vị trí đó.

Thiếu tự tin khi deal lương

Nhiều bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc deal lương nên đến phần này sẽ không biết cách đề xuất như thế nào, bị lúng túng trước câu hỏi bạn có hài lòng với mức lương này hay không thường không biết như vậy có được hay không. Để tránh tình trạng như thế thì nên chuẩn bị trước ở nhà, hình dung ra một mức lương sau đó đề xuất với họ.

Không linh hoạt khi đàm phán mức lương

Khi đàm phán bạn cần phải linh hoạt được không nên chỉ cứng ngắc, khi họ đưa ra cho bạn một con số bạn nên đề xuất đưa ra một khoảng để có biết được mong muốn của bạn để thoả thuận với nhau.

Không chuẩn bị trước khi phỏng vấn

Bạn cần chuẩn bị trước tất cả các phần cho buổi phỏng vấn, những phần đầu giới thiệu cơ bản bạn có thể chuẩn bị trước để khi vào không bị mắc lỗi sai. Còn phần chuyên môn bạn có những gì thì chỉ cần nêu ra cho họ thấy và khéo léo trả lời tránh trả lời khó hiểu.

Thái độ cách nói chuyện không chuyên nghiệp

” Thái độ hơn trình độ” nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì họ sẽ đào tạo lại cho bạn nhưng thái độ của bạn không tốt thì bạn sẽ bị loại ngay lập tức, khi bạn có thái độ không chuyên nghiệp thì nhà tuyển dụng không có lý do gì mà phải giữ bạn lại.

Không đề cập tiền bồi thường trước

Khi bạn đang nói chuyện đến việc tăng lương bạn không nên đề cập đến tiền bồi thường.

Không nên trình bày lý do cá nhân

Khi deal lương không nên trình bày lý do tài chính cá nhân của bạn vì nhà tuyển dụng không thực sự để tâm đến nó mà là khả năng của bạn và đây cũng không phải là cơ sở để đàm phán lương.

Tránh áp đặt altimatum

Altimatum nghĩa là:” nếu bạn không đồng ý tôi sẽ không làm” đây là điều không hay khi bạn nói hay thể hiện thái độ thiếu tôn trọng như thế này.

Tránh so sánh trực tiếp với người khác

Bạn không nên so sánh công ty này với công ty kia hoặc cũng không nên so sánh bạn hay với bất kỳ với ai khác, bạn nên tập trung vào giá trị của  bản thân.

 Tránh đàm phán qua email

Khi đàm phán lương bạn nên đến trực tiếp ở công ty hoặc nói qua điện thoại không nên nhắn tin qua email.

Cần có sự kiên nhẫn

Khi deal lương có thể mất kha khá thời gian để nói chuyện nên bạn cần kiên nhẫn chờ đợi để có thể được lợi về cho mình

Tránh thể hiện sự không chắc chắn

Bạn nên chắc chắn về số lương bạn muốn không nên thể hiện sự tự ti.

Một số câu hỏi bạn có thể hỏi khi deal lương

  • Ngoài lương cơ bản thì công ty có phụ cấp thêm gì hay không?
  • Có kế hoạch cho việc tăng lương định kỳ không?
  • Các tiêu chí công ty xác định mức lương cho vị trí này?
  • Có cơ hội thăng tiến hoặc những cơ hội khác để tăng lương trong tương lai không?

Bạn đã nắm được cách nào deal lương vừa khéo léo và hiệu quả chưa vậy? Ngoài ra, nếu bạn có ý định apply vào những công ty nước ngoài để có mức lương ngàn đô, thì bạn nên chuẩn bị cho mình khả năng tiếng Anh thật tốt. EIV xin giới thiệu đến bạn khoá Tiếng Anh cho người đi làm học cùng giáo viên bản ngữ đến từ Anh, Mỹ, Úc, Canada… Hãy liên hệ ngay EIV để được tư vấn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *