Cấu trúc Hardly: Công thức, cách dùng, bài tập có đáp án

Cấu trúc hardly

Cấu trúc Hardly là một cấu trúc ngữ pháp độc đáo, thường được nhiều người sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra, cấu trúc trên còn xuất hiện nhiều trong những bài kiểm tra tiếng Anh và cả trong đề THPT Quốc gia. Cấu trúc này sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh đối với người nghe – đọc, tuy nhiên nó cũng dễ gây hiểu lầm nếu bạn chưa thực sự nhuần nhuyễn.

Qua bài viết dưới đây, EIV Education sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức chuyên sâu về các cấu trúc của Hardly để giúp bạn luyện tiếng Anh tại nhà một cách hiệu quả.

Cấu trúc hardly
Cấu trúc hardly

Hardly là gì?

Hardly là một trạng từ tiếng Anh mang hàm ý phủ định, được hiểu với nghĩa là “vừa mới”, “chỉ mới” hoặc thông dụng hơn như là “hầu như không”, “hiếm khi”.

Ví dụ:

  • I hardly do my homework. (Tôi hầu như không làm bài tập về nhà).
  • Hardly had Jack arrived home when the phone rang. (Jack vừa về tới nhà thì điện thoại reo)

Lưu ý: Hardly không phải trạng từ của từ Hard. Chúng ta thường sẽ hiểu nhầm rằng Hardly là trạng từ được hình thành từ cấu trúc “tính từ + ly”. Tuy nhiên, trạng từ của Hard cũng chính là Hard (vừa là tính từ, vừa là trạng từ).

Vị trí của Hardly trong câu

Vị trí của hardly trong câu
Vị trí của hardly trong câu

Hardly đứng ở giữa câu

Trong cấu trúc Hardly này, Hardly có ý nghĩa là “hầu như không”.

Cấu trúc:

S + hardly + V / N / Adj

Ví dụ:

  • We hardly go to the cinema. (Chúng tôi hầu như không đi đến rạp phim).

Lưu ý: Với trường hợp câu có động từ tobe thì Hardly đứng sau động từ tobe.

Cấu trúc:

S + tobe + hardly +…

Ví dụ:

  • There is hardly any sugar left in the pot. (Hầu như không còn đường trong hũ).

Hardly đứng ở đầu câu (Đảo ngữ với Hardly)

Ngoài đứng ở giữa câu thì Hardly còn có thể nằm ở vị trí đầu câu trong các cấu trúc câu đảo ngữ. Có hai loại trong cấu trúc đảo ngữ, cụ thể là:

Đảo ngữ với động từ thường

Ở trường hợp này, Hardly có nghĩa là “hiếm khi”, “hầu như không”.

Cấu trúc:

Hardly + trợ động từ + S + V (nguyên thể)

Ví dụ:

  • Hardly did she go to school last week. (Cô ấy hầu như không đi học vào tuần trước).
  • Hardly do I cut my hair. (Tôi hiếm khi cắt tóc).

Đảo ngữ với cấu trúc Hardly … when

Cấu trúc với Hardly trong câu đảo ngữ có when sẽ mang nghĩa “vừa mới … thì”. Trong công thức này, mệnh đề Hardly sẽ chia thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề when sẽ chia thì quá khứ đơn.

Cấu trúc:

Hardly + had + S + P2 + when + S + Ved

Ví dụ:

  • Hardly had I begun to read the book when I fell asleep. (Tôi vừa mới bắt đầu đọc sách thì đã ngủ gật)
  • Hardly had the concert started when it rained heavily. (Buổi hòa nhạc vừa mới bắt đầu thì trời mưa to).

Các cấu trúc Hardly thường gặp khác

Cấu trúc Hardly any và Hardly ever

Thông thường ta kết hợp các từ any, ever đứng sau Hardly trong mệnh đề phủ định với mục đích nhấn mạnh.

Cấu trúc:

Hardly + any / ever

Ví dụ:

  • There were hardly any people at the party. (Hầu như không có bất kỳ ai tại buổi tiệc).
  • I hardly ever eat fast food. (Tôi hầu như chưa từng ăn thức ăn nhanh).

Cấu trúc Hardly at all

Chúng ta thường đặt “at all” phía sau động từ, danh từ, hoặc tính từ để nhấn mạnh hơn trong câu có cấu trúc hardly.

Ví dụ:

  • The instruction was hardly clear at all. (Tờ hướng dẫn hầu như không rõ ràng chút nào).
  • She hardly studied at all for the exam. (Cô ấy hầu như không học tập gì cho kỳ thi).

Các cấu trúc đồng nghĩa với cấu trúc Hardly

Các cấu trúc đồng nghĩa với cấu trúc hardly
Các cấu trúc đồng nghĩa với cấu trúc hardly

Very little hoặc Very few

Very littleVery few đồng nghĩa với cấu trúc Hardly + any với ý nghĩa là “rất ít”.

Ví dụ:

  • I hardly ate yesterday = I ate very little yesterday (Tôi ăn rất ít vào hôm qua).
  • Sam hardly watches any movies = Sam watches very few movies (Sam xem rất ít phim).

Cấu trúc Barely … when và Scarcely … when

Barely … whenScarcely … when là hai cấu trúc phổ biến mang nghĩa “vừa mới … thì”, tương đương với cấu trúc Hardly … when.

Cấu trúc:

Barely / Scarcely + had + S + P2 + when + S + V2

Ví dụ:

  • Barely had he finished his meal when the phone rang. (Anh ấy vừa mới ăn xong thì điện thoại reo).
  • Scarcely had we started the movie when the power went out. (Chúng tôi vừa mới bắt đầu xem phim thì điện đã bị mất).

Cấu trúc No sooner … than

Cấu trúc No sooner … than cũng mang ý nghĩa “vừa mới … thì”, nhưng trong cấu trúc này chúng ta lưu ý rằng “No sooner” sẽ đi kèm với “than”.

Cấu trúc:

No sooner + had + S + P2 + than + S + V2

Ví dụ:

  • No sooner had Kate finished one project than she began another. (Kate vừa mới hoàn thành một dự án này thì cô ấy lại bắt đầu một dự án khác).
  • No sooner had I watched TV than my mom asked me to do housework. (Tôi vừa mới xem TV thì mẹ tôi đã bảo tôi đi làm việc nhà).

Bài tập vận dụng với cấu trúc Hardly

Bài tập

Bài 1: Chia dạng đúng của động từ ở trong ngoặc
1. Hardly ………… I ……….. (leave) the room when the phone ………… (ring).
2. She hardly …………. (get) up early.
3. Hardly ………. Tony …………. (eat) yesterday.
4. I hardly ever ………… (talk) to her anymore.
5. Mike can hardly ………. (see) without his glasses.

Bài 2: Viết lại câu sau mà không làm thay đổi nghĩa
1. Hardly had I left the house when it rained heavily.
=> No sooner
2. I slept very little yesterday.
=> I hardly
3. Hardly had we finished the race when we were exhausted.
=> Scarcely
4. My father hardly went to the cinema last year.
=> Hardly
5. Hardly had he watched the TV when the doorbell rang.
=> Barely

Đáp án

Bài 1:
1. had – left – rang
2. gets
3. did – eat
4. talk
5. see

Bài 2:
1. No sooner had I left the house than it rained heavily.
2. I hardly slept yesterday.
3. Scarcely had we finished the race when we were exhausted.
4. Hardly did my father go to the cinema last year.
5. Barely had he watched the TV when the doorbell rang.

Trên đây là những kiến thức và bài tập về cấu trúc Hardly chi tiết nhất mà EIV Education đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự học để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Cần hiểu và áp dụng chính xác các kiến thức này để có thể sử dụng tiếng Anh một cách lưu loát và chính xác.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng học ngữ pháp chỉ là một phần nhỏ trong quá trình tự học tiếng Anh. Để trở thành một người thành thạo tiếng Anh, bạn cần luyện tập những kỹ năng nói, nghe và viết tiếng Anh hàng ngày. Càng dễ dàng hơn trong quá trình rèn luyện những kỹ năng trên tại nhà nếu bạn luyện tập cùng với những người bản ngữ.

EIV Education cung cấp chương trình đào tạo Tiếng Anh 1 kèm 1 hiệu quả với giáo viên bản ngữ. Không gian và thời gian học tập được tùy chỉnh linh hoạt sao cho thuận tiện với từng học viên. Giáo trình giảng dạy được chúng tôi lựa chọn kỹ càng và xây dựng một cách phù hợp, đảm bảo mang đến cho người học hiệu quả tối ưu nhất. Hãy nhanh tay liên hệ EIV Education để được tư vấn chi tiết về khoá học nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *