Bí quyết trả lời phỏng vấn tiếng Anh thật ấn tượng

Cách trả lời phỏng vấn tiếng Anh ấn tượng

Phỏng vấn tiếng Anh là phần để các nhà tuyển dụng kiểm tra được khả năng tiếng Anh cũng như giao tiếp của các ứng viên, đây cũng là phần khó nhằn  đối với các ứng viên không có thế mạnh ngoại ngữ. Vậy nên để không bị out khỏi vòng này bạn cần chuẩn bị những gì để không bị lúng túng ở phần này, hãy cùng EIV tìm hiểu nhé!

Những điều cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn tiếng Anh

Bộ hồ sơ chỉn chu chuyên nghiệp 

Bộ hồ sơ ( CV)  luôn cần phải có khi bạn muốn đi xin việc ở bất cứ đâu, trong đó phải bao gồm những thông tin cá nhân như thông tin về bạn, học vấn, những gì đã làm để phù hợp với công việc bạn apply. Hồ sơ cần có sự chỉn chu để khi nhà tuyển dụng nhìn vào có thể gây ấn tượng được với họ, điều này giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cẩn thận, rõ ràng là điều cơ bản của một CV chuẩn vì nhà tuyển dụng mỗi ngày sẽ xem rất nhiều hồ sơ vậy nên nếu  bạn cẩu thả, không chăm chút cho nó thì sẽ bị bỏ lơ rất nhanh.

Nếu bạn apply một vị trí liên quan đến tiếng Anh thì bạn nên có 1 bộ CV bằng tiếng Anh để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bộ hồ sơ cũng cần phải chỉn chu và có thể phô ra hết khả năng tiếng Anh của mình.

Tìm hiểu rõ về công ty

Bạn nên tìm hiểu rõ được công ty mà bạn sẽ làm việc là nơi như thế nào, không những về các sản phẩm công ty, những giá trị mà không ty đang hướng đến mà còn có là môi trường làm việc ở đó như đó thế nào. Bạn càng hiểu rõ về công ty thì khi bị hỏi về công ty bạn nên biết sẵn được công ty đang diễn ra hiện tại như thế nào.

Tìm hiểu rõ về doanh nghiệp, công ty là điều cần thiết khi bạn muốn gia nhập vào công ty, thông qua câu trả lời công ty biết được bạn quan tâm đến công ty đến đâu và bạn có sẵn sàng với dịch vụ cách làm việc với họ không. Ngoài ra khi tìm hiểu về công ty bạn có thể đặt ra một số câu hỏi cho bên nhà tuyển dụng như thế bạn sẽ có thêm cơ hội để được vào công ty hơn.

Tìm hiểu trước một số câu tham khảo có sẵn

Hiện nay có rất nhiều câu hỏi sẵn trên mạng xã hội hoặc một số người họ có kinh nghiệm phỏng vấn  tiếng Anh sẽ chia sẻ trải nghiệm của họ về buổi phỏng vấn đó như thế nào, các câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ có thể hỏi. Tuy không chắc chắn là nhà tuyển dụng của bạn sẽ hỏi hay không nhưng những câu hỏi cơ bản đâu tiên sẽ giống như vậy, những câu hỏi mở đầu càng tốt sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự tự tin và nhà tuyển dụng cũng sẽ có ấn tượng tốt về bạn.

Tập luyện trước tại nhà

Để chắc chắn hơn không chỉ đọc các câu hỏi trên mạng thì bạn nên thực hành ở nhà nhiều. Bạn nên tập nói trả lời phỏng vấn bằng tiếng việt và cả tiếng Anh nếu bạn apply vị trí yêu cầu có tiếng Anh. Tập luyện trước ở nhà như thế này sẽ giúp bạn tránh bị lo lắng, bị vấp, luyện nói trôi chảy hơn. Bạn có thể tập luyện trước gương, tự tập hoặc nhờ ai đó nghe rồi sửa cho bạn miễn là bạn có luyện có thực hành nói thì có muôn vàn kiểu để thực hành.

Những điều cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn tiếng Anh
Những điều cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn tiếng Anh

Chuẩn bị những kiến thức cần thiết

Ngoài việc chuẩn bị những kiến thức về chuyên môn thì bạn cần chuẩn bị kiến thức tiếng Anh để có thể trả lời phỏng vấn. Trong phỏng vấn bằng tiếng Anh sẽ phải thể hiện kỹ năng nói – nghe nên bạn phải luyện tập nhiều 2 kỹ năng này, ngoài ra cũng phải bổ sung thêm vốn từ vựng cho mình.

Bạn không nhất thiết phải đọc thuộc các ý mà mình list ra trước mà chỉ cần hiểu nhớ các ý chính những thứ mình cần nói. Bên cạnh đó nên luyện nghe nhiều từ radio, audio để quen tai hơn và luyện nói nhiều để tạo phản xạ tránh việc bị quên ý không tự tin trước nhà tuyển dụng.

Có một tinh thần thoải mái

Trước ngày phỏng vấn sẽ có nhiều áp lực căng thẳng lo lắng nhưng đó là điều bình thường nhưng bạn nên cố gắng làm giảm sự lo lắng hồi hộp của bản thân vì nếu lo lắng quá khiến bạn bị rối không thể kiểm soát được bản thân và có thể trả lời không tốt. Trước khi phỏng vấn phải có một tinh thần thoải mái không quá lo lắng để khi phỏng vấn  bạn có thể bình tĩnh trả lời không bị vấp hoặc sợ quá quên mất luôn mình cần phải nói những gì.

Đặc biệt với phần phỏng vấn tiếng Anh sẽ cần một tinh thần thật tỉnh táo vì bạn phải nghe hiểu được và sử dụng vốn từ của mình để trả lời câu hỏi, nếu bạn quá căng thẳng sẽ dẫn đến quên mất từ vựng hay ngữ pháp lúc đó câu trả lời của bạn sẽ không được hoàn hảo.

Những lợi ích khi biết trả lời phỏng vấn tiếng Anh

  • Trong thời điểm hiện tại tiếng Anh được xem là một công cụ hỗ trợ lớn giúp bạn rất nhiều trên mọi con đường, kể cả khi bạn đi học đi du lịch thì có thế mạnh này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Vì thấu hiểu điều đó nên nhiều công ty đòi hỏi ứng viên của mình phải có vốn tiếng Anh tốt, họ không đòi hỏi bạn phải nói thông viết thạo nhưng cũng cần phải có mức cơ bản nhất định.
  • Nên việc bạn có thể hiểu được nói được tiếng Anh chính là điểm mạnh của bạn cũng như khi bạn đi phỏng vấn khi bị hỏi những câu bằng tiếng Anh thì cũng có thể trả lời một cách trôi chảy.
  • Hơn hết khi có thể trả lời tiếng Anh trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hài lòng với bạn như vậy sau khi vào làm  trong quá trình làm việc họ sẽ cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
  • Đơn nhiên khi phỏng vấn tiếng Anh thì cơ hội bạn được nhận sẽ cao hơn những người khác, vì đối với nhiều công ty lớn như công ty đa quốc gia hoặc công ty có cổ phần nước ngoài sẽ yêu cầu bạn cần biết tiếng Anh để sau này có thể giao tiếp với sếp là người nước ngoài hoặc gặp khách hàng là người nước ngoài. Vì vậy họ đòi hỏi nhân viên phải biết tiếng Anh còn nếu không thì cần phải trải qua quá trình đào tạo để phù hợp với công ty.
  • Khi bạn trả lời phỏng vấn nếu phần trả lời về những câu hỏi chuyên môn hay lĩnh vực bạn muốn làm việc nhưng câu trả lời của bạn  không được tốt thì phần phỏng vấn tiếng Anh sẽ là cứu cánh cho bạn để ghi mắt vào nhà tuyển dụng khi họ thấy được tiềm năng của bạn. Phần chuyên môn có thể đào tạo được nhưng bạn có vốn tiếng Anh nhất định thì cũng là một điểm sáng trong CV của mình.

40+ câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn bằng tiếng Anh và cách trả lời

Những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn tiếng Anh
Những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn tiếng Anh

1. Tell me a little about yourself ( Hãy nói đôi chút về bản thân bạn)

Đây là câu hỏi về cá nhân của bạn mặc dù phần này đã có trong CV nhưng nhà tuyển dụng vẫn muốn lắng nghe cách bạn trả lời, cách đối đáp với nhà phỏng vấn.

Ví dụ: My name is Lien, I’m 23 year old, I live in Da Nang, I graduated from Da Nang University of Economics with a major in  Marketing, I apply for design position. My hobbies include traveling, reading book, playing badminton and cooking.

( Tôi tên là Liên, tôi 23 tuổi, tôi sống ở Đà Nẵng, tôi đã tốt nghiệp trường đại họi Kinh tế Đà Nẵng chuyên ngành Marketing, tôi đã ứng tuyển cho vị trí thiết kế. Sở thích của tôi bao gồm đi du lịch, đọc sách, chơi cầu lông và nấu ăn).

2. What are your strengths? (Thế mạnh của bạn là gì?).

Ví dụ: I’m a punctual person. I’m alway arrive early and complete my work on time. I alway try finish my work to avoid affecting other tasks.

(Tôi là người luôn đúng giờ. Tôi luôn đến công ty sớm và hoàn thành công việc đúng thời hạn. Tôi luôn cố gắng thúc đẩy tiến độ công việc để tránh bị trễ dealine ảnh hưởng đến những công việc khác).

3. What are your weaknesses? How do you improve that? (Điểm yếu của bạn là gì? Bạn đã cải thiện điều đó như thế nào?).

Ví dụ: My weakness is that sometimes I have no opinion and am easily swayed by other people’s opinions. Realizing that, I overcame it through group exercises. I listened to everyone’s opinions, gave my own opinions, and made arguments to defend my opinions.

(Điểm yếu của tôi là đôi lúc tôi không có chính kiến, dễ bị lung lay bởi ý kiến của người khác. Nhận thấy được điều đó tôi đã khắc phục thông qua các các bài tập làm nhóm, tôi đã lắng nghe ý kiến của mọi người, đưa ra ý kiến của mình và đưa ra những luận điểm để bảo vệ ý kiến của bản thân).

4. What are your short term goals? (Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?).

Ví dụ: My short-term goal is to be accepted into the company, experience the working environment, and learn to demonstrate my strengths at the company.

(Mục tiêu ngắn hạn của tôi là được nhận vào công ty, và được trải nghiệm môi trường làm việc, được học hỏi thể hiện được điểm mạnh của mình ở công ty).

5. What are your long term goals? (Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?).

Ví dụ:I want to be able to become a manager within 10 years, I want to be able to overcome my limits and make a difference, that could be a big mark in my life.

(Tôi muốn mình có thể lên chức quản lý trong vòng 10 năm nữa, tôi muốn mình có thể vượt qua giới hạn của bản thân tạo nên sự khác biệt, đó có thể là một dấu ấn lớn trong cuộc đời của tôi).

6. Why should I hire you? (Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?)

Ví dụ: There are 2 reasons you should choose me: first, I have experience working in design work and have gone through courses related to this industry. Second, because I am a new person, I have a lot of enthusiasm for my work.

(Có 2 lý do bạn nên chọn tôi: thứ nhất tôi đã có kinh nghiệm làm việc trong công việc thiết kế và trải qua những khoá học liên quan đến ngành này. Thứ 2 tôi vi tôi là một người mới nên tôi có nhiều nhiệt huyết với công việc).

7.Tell me about a time you made a mistake. (Hãy kể cho chúng tôi nghe về một lần bạn phạm sai lầm).

Ví dụ: I received a poster design project from my club but I confused the name of this topic with the previous topic. When I finished the design, there was only one day left until it was printed on the poster cover and I didn’t realize I had made a mistake. Until a team member discovered the problem, I had to quickly edit it so as not to affect everyone’s work. This was a big mistake and gave me a lesson: I need to be meticulous with every step I take.

(Tôi đã từng nhận một dự án thiết kế poster từ câu lạc bộ của mình nhưng tôi đã nhầm lẫn tên chủ đề này với chủ đề trước. Khi tôi thiết kế xong thì chỉ còn một ngày nữa sẽ in lên bìa poster và tôi không nhận ra được mình đã sai sót. Cho đến khi một thành viên trong nhóm đã phát hiện ra vấn đề, nên tôi đã phải nhanh chóng chỉnh sửa lại để không ảnh hưởng đến công việc của mọi người. Đây là một sai sót lớn và cho tôi một bài học kinh nghiệm đó là cần tỉ mỉ từng bước mình làm).

8.  What do you know about us? (Bạn biết gì về công ty chúng tôi?).

Ví dụ: ABC Company is a company specializing in designing products, the company’s partners are mainly businesses in fashion and food products. The company also cooperates with foreign companies and has branches in countries such as Australia and Canada.

(Công ty ABC là công ty chuyên thiết kế cho các sản phẩm, đối tác của công ty chủ yếu là là các doanh nghiệp về sản phẩm thời trang, đồ ăn. Công ty cũng có hợp tác với các công ty nước ngoài và có chi nhành ở các nước như Úc và Canada).

9. If you don’t understand your assignment and you can’t reach your boss, what would you do? (Nếu bạn không hiểu về công việc mà không liên lạc được với sếp thì bạn sẽ làm gì?).

Ví dụ: First, I will consider when the task is due. If I cannot contact the manager, I will ask colleagues or other managers how to solve this task.

(Trước tiên tôi sẽ xem xét hạn nộp nhiệm vụ là lúc nào nếu không thể liên lạc được với quản lý thì tôi sẽ hỏi đồng nghiệp hoặc là những quản lý khác hướng giải quyết nhiệm vụ này như thế nào).

10. How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự tính sẽ làm cho công ty trong bao lâu?).

Ví dụ : This is a job I love so I hope to stay with the company for a long time.

(Đây là công việc tôi yêu thích nên tôi mong muốn có thể gắn bó lâu dài với công ty).

11. If you could change one thing about your personality, what would it be and why? ( Nếu có thể thay đổi một điều về bản thân, thì đó sẽ là gì và tại sao?).

Ví dụ: I think I’m a beginner so there will be many things that are wrong and need to be changed, but the most recent thing I feel like I need to do better is my self-confidence, which is not necessarily me. There isn’t any, but it’s quite a bit, so to be able to do everything well, I need to have the confidence to not be afraid to ask or do anything.

(Tôi nghĩ bản thân mình là một người mới vào nghề nên sẽ có nhiều thứ còn sai sót và cần thay đổi nhưng điều gần đây nhất tôi cảm thấy mình cần làm tốt hơn đó là sự tự tin của bản thân điều này không hẳn là tôi không có nhưng nó hơi ít nên để có thể làm tốt mọi thứ thì tôi cần có sự tự tin để không ngại hỏi ngại làm).

12. Do you manage your time well? ( Bạn có phải là người quản lý thời gian tốt không?)

Ví dụ: I am confident that I can balance work and life, I can arrange my work so that everything is completed before the deadline.

(Tôi tự tin mình có thể cân bằng được công việc và cuộc sống, tôi có thể sắp xếp công việc để mọi thứ được hoàn thành trước thời hạn deadline).

13. Are you good at dealing with change? ( Bạn có phải là người giỏi trong việc đối phó với sự thay đổi?).

Ví dụ: I think in work there is always a need to be flexible and adapt to every situation that may arise. I can keep up with changes in a problem that occurs and will change to suit the current situation.

(Tôi nghĩ trong công việc luôn cần có sự linh hoạt, ứng biến với mọi tình huống có thể xảy ra, tôi có thể bắt kịp theo sự thay đổi của một vấn đề nào đó xảy ra và sẽ thay đổi để phù hợp với tình trạng hiện tại của công việc).

14. How do you make important decisions? ( Bạn làm thế nào để đưa ra một quyết dịnh quan trọng).

Ví dụ:  For me, if I were in a position as an employee or intern, I would ask my superiors for important decisions or actions that affect my work. When I am a manager or a person with a high position, I will evaluate the general situation and discuss with everyone to come to a decision.

( Với tôi nếu tôi đang trong một vị tri là nhân viên hay thực tập thì những quyết định hay hành động quan trọng ảnh hưởng đến công việc tôi sẽ xin ý kiến của cấp trên. Còn khi tôi đã là một người quan lý hoặc người có chức vụ cao tôi sẽ đánh giá tình hình chung và bàn bạc với mọi người để đi đến quyết định).

15. Are you a risk taker or do you like to stay away from risks? ( Bạn là người chấp nhận rủi ro hay là người tránh xa rủi ro?)

Ví dụ: I think when working, you need to have a specific plan so that no unfortunate mistakes can happen, but risks can happen and it is also a lesson for myself. However, I always try to do everything to minimize risks. So I think I’m someone who stays away from risks.

( Tôi nghĩ khi làm việc cần có một kế hoạch cụ thể để có thể không xảy ra một sai sót nào đáng tiếc tuy nhiên những rủi ro có thể xảy ra và nó cũng như là một bài học cho chính bản thân tôi. Tuy vậy tôi luôn cố gắng làm mọi thứ để ít xảy ra rủi ro nhất. Nên tôi nghĩ tôi là người tránh xa rủi ro).

16. Tell me about a time you made a good decision. ( Hãy nói cho tôi biết bạn đã từng đưa ra một quyết định đúng)

Ví dụ: During one project that our group received from a quite famous company, they made many requests for the video they wanted us to make, but the cost and human resources to film that video were quite high and the members had the intention of refusing. But I realized that this was an opportunity for us to promote our group’s reputation through this project, so I convinced the members to agree to accept the project. And fortunately that video project was very successful and our team attracted a fairly large amount of attention. This is a memorable thing in my life.

( Trong một lần dự án mà nhóm chúng tôi nhận được từ một công ty khá có tiếng, nhưng họ đưa ra nhiều yêu cầu về video họ muốn chúng tôi làm tuy nhiên chi phí và nhân lực để quay video đó khá là cao và các thành viên đã có ý muốn từ chối. Nhưng tôi nhận thấy đây là cơ hội để chúng tôi có thể quảng bá danh tiếng cho nhóm mình qua dự án này nên tôi đã thuyết phục các thành viên đồng ý nhận dự án. Và may mắn thay dự án video đó rất thành công và nhóm chúng tôi đã thu hút một lượng người chú ý khá lớn. Đây có là là điều đáng nhớ trong đời tôi).

17. What extracurricular activities were you involved in? ( Hãy kể về lần bạn tham gia hoạt động ngoại khoá ).

Ví dụ: I joined the photo design club and took photos for the school.

( Tôi từng tham gia câu lạc bộ thiết kế ảnh và chụp ảnh cho trường).

18. Why did you choose your major? ( Tại sao bạn chọn chuyên ngành này?).

Ví dụ: This is a major that I find quite practical and widely applied during my time in college, which has helped me gain more experience. And most of all, the more I interact with it, the more passion I have for it.

( Đây là chuyên ngành tôi thấy nó khá thực tế, được ứng dụng nhiều trong thời gian tôi còn đi hcoj điều này giúp cho tôi có thêm được nhiều kinh nghiệm hơn. Và hơn hết khi tiếp xúc với nó nhiều khiến tôi càng có thêm nhiều đam mê cho nó).

19. What did you learn from your internship? ( Bạn đã được học những gì trong kì thực tập của mình?).

Ví dụ: During summer time, I interned for a photo studio, where I learned more about design, photography and how to work from others. Even though it wasn’t a company, the dynamic working environment gave me more confidence and more openness with more people.

( Trong kì nghỉ hè, tôi đã được thực tập cho một sudio ảnh, ở đó tôi được học thêm nhiều về thiết kế, photo và cách làm việc từ những người khác. Tuy đó không phải là công ty nhưng môi trường làm việc năng động đã cho tôi thêm nhiều sự tự tin hơn và cởi mở với nhiều người hơn).

20. What’s the next thing you want to learn? ( Bạn muốn học thêm gì tiếp theo?).

Ví dụ: In addition to design skills, I want to learn more about accounting or marketing because these are also strong areas of the company, so I want to take advantage of the time to learn more.

( Ngoài kỹ năng thiết kế tôi muốn học thêm về mảng kế toán hoặc marketing vì đây cũng là những mảng thế mạnh nhiều của công ty nên tôi muốn tận dụng thời gian để học thêm).

21. If you could start your career over again, what would you do differently? ( Nếu bạn có thể bắt đầu sự nghiệp lại một lần nữa bạn sẽ làm gì?)

Ví dụ: Besides being a design major, I also have the ability to understand other people’s needs, so if I had to start over again, I would choose customer service.

( Ngoài chuyên ngành thiết kế tôi còn có khả năng thấu hiểu được nhu cầu của người khác vậy nên nếu đươc bắt đầu lại tôi sẽ chọn công việc chăm sóc khách hàng).

22. During your performance reviews, what criticism do you hear the most? (Trong những lần đánh giá hiệu suất, bạn nghe được những đánh giá nào nhiều nhất?).

Ví dụ: The previous manager at the place where I interned advised me to proactively give more opinions. Because I was interning at that time, I was a bit shy, but the manager told me that I should contribute more opinions so that everyone someone who can listen and understand how I’m thinking.

( Quản lý trước ở chỗ tôi thực tập đã khuyên tôi nên chủ động đưa ra ý kiến nhiều hơn, vì lúc đó tôi đang thực tập nên có phần hơi e ngại nhưng quản lý đã nói với tôi rằng nên đóng góp thêm ý kiến để mọi người có thể lắng nghe và hiểu được tôi đang suy nghĩ như thể nào).

23. Tell me about your last position? What did you do and how did you do it? Include the people you worked for and the people you worked with. ( Hãy nói về vị trí cuối cùng bạn làm việc, bạn đã làm gì và làm như thế nào, bao gồm cả những người bạn làm việc cùng).

Ví dụ: The last position I held was as a design intern, which was quite a stressful job with many deadlines to complete. I worked there for a year and I used to work until 2am and go to work at 7am, which made me feel tired. But the company also has a lot of support for me and my colleagues also help share work with me, so I feel like the work is not too stressful.

( Vị trí cuối cùng mà tôi  từng đảm nhận là thực tập sinh thiết kế, đó là công việc có khá nhiều áp lực cùng với nhiều deadline cần hoàn thành. Tôi đã làm ở đó trong vòng 1 năm và tôi đã từng làm việc đến 2h sáng và đi làm vào 7h sáng, điều đó khiến tôi cảm thấy mệt mỏi. Nhưng công ty cũng đã có nhiều hỗ trợ cho tôi và đồng nghiệp cũng giúp đỡ chia sẻ công việc với tôi, nên tôi cảm thấy công việc không có quá nhiều căng thẳng).

24. What were the most memorable accomplishments in your last position or in your last career? ( Các thành tích đáng nhớ ở vị trí cuối cùng hoặc sự nghiệp cuối cùng của bạn là gì?)

Ví dụ: At my old company, I was able to go to Japan to work for 2 years. This is something I never thought of. Everything was quite good. I met many colleagues and lived in a new culture.

( Ở công ty cũ tôi đã đạt được sang Nhật Bản làm việc trong 2 năm, đây là một điều mà tôi chưa từng nghĩ tới, mọi thứ khá ổn tôi được gặp thêm nhiều đồng nghiệp và được sống trong nền văn hoá mới).

25. Why do you want to leave your current job? ( Tại sao bạn muốn nghỉ công việc hiện tại?).

Ví dụ: The job at my old company had too much pressure and I was always in a state of stress and lack of sleep due to too much work to do and updates. So I want to find a company that can ensure I have time to rest after every hour of work.

(Công việc ở công ty cũ có quá nhiều áp lực và tôi đã phải lúc nào cũng ở trong tình trạng căng thẳng thiếu ngủ do quá nhiều việc phải làm và phải cập nhật. Nên tôi muốn tìm một công ty có thể đảm bảo được tôi có thời gian nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc).

26. Are you currently employed at the last place listed on your resume? (Có phải  bạn đang làm công việc được liệt kê ở vị trí cuối cùng trong sơ yếu lịch của bạn?)

No, I’m not currently employed.
Không, hiện tại tôi đang không có việc làm.

27. What is the title of the person you report to? What responsibilities does he or she have? (Chức vụ của người mà bạn phải báo cáo trực tiếp là gì? Họ chịu trách nhiệm gì?)

He was a sales manager. His duties included scheduling, customer support, and managing a group of 15 sales associates.
(Ông ấy là giám đốc bán hành. Trách nhiệm của ông ấy là sắp xếp lịch, hỗ trợ khách hàng và quản lí một nhóm 15 nhân viên bán hàng).

28. In your previous position, how much time did you spend on the phone or in meetings or working by yourself or in a team? (Trong vị trí trước đây, bạn dành bao nhiêu thời gian để nói chuyện điện thoại, họp hành, tự mình làm việc hay làm việc nhóm?)

In my last position, we had large projects that involved multiple people. We had meetings to discuss the project and worked in teams whenever it involved overlap of feature. After the meetings and working with the team, I was required to finish my work by myself. So it was quite balanced between meetings, team work and working by myself.

(Trong vị trí trước đây, chúng tôi có những dự án lớn liên quan đến rất nhiều người. Chúng tôi có những buổi họp để thảo luận về dự án và làm việc nhóm bất kz khi nào một tính năng cần phải
được hoàn thành do 2 người/bộ phận. Sau các buổi họp và làm việc nhóm, tôi được yêu cầu tự mình hoàn thành công việc. Vậy nên với tôi, khá cân bằng về thời gian giữa họp hành, làm việc nhóm và làm việc cá nhân).

29. If you have problems or complaints with your current job, why haven’t you brought it to their attention? ( Nếu bạn có vấn đề hoặc muốn khiếu nại với công việc hiện tại, tại sao bạn không nói với họ?)

Ví dụ: Because I think this is not a big problem and I can solve it, so I don’t think it’s necessary to complain to my superiors.

( Vì tôi nghĩ đây là vấn đề nó không quá lớn và tôi có thể giải quyết được nó nên tôi nghĩ không nhất thiết phải khiếu nại với cấp trên).

30. What do you expect from your manager? (Bạn mong đợi gì từ giám đốc của mình?).

Ví dụ: The most important thing I want from my manager is constructive feedback so I know where I need to improve. I want to continually grow and having a good manager will help me achieve my goal.

(Điều quan trọng nhất mà tôi muốn từ giám đốc của mình là những phản hồi mang tính xây dựng để tôi biết mình cần phải cải thiện điều gì. Tôi muốn mình liên tục phát triển và có một giám đốc tốt giúp tôi đạt được mục tiêu của mình).

31. What did you hear about us?( Bạn đã nghe những gì về công ty chúng tôi?)

Ví dụ: I read on your website that ABC Company provides accounting services to small and medium size corporations. I also know that ABC Company is the leader in tax services in this area. That’s why I’m excited to have the opportunity to join this company.
(Tôi đọc trên trang web của các anh rằng Công ty ABC cung cấp các dịch vụ kế toán cho các công ty quy mô vừa và nhỏ. Tôi cũng biết rằng Công ty ABC là đơn vị dẫn đầu trong các dịch vụ thuế trong khu vực này. Đó là l{ do tại sao tôi rất vui khi có cơ hội để gia nhập công ty này).

32. Do you know what our team is making? (Bạn có biết đội chúng tôi đang làm gì không?).

Ví dụ: There isn’t much information about your products yet, but I heard you are creating new technology to create a more secure database. I worked with databases most of my career and the thought of more security really interested me.
(Không có nhiều thông tin về các sản phẩm của các anh, nhưng tôi nghe nói các anh đang tạo ra công nghệ mới để tạo ra một cơ sở dữ liệu an toàn hơn. Tôi đã làm việc với các cơ sở dữ liệu hầu như trong suốt sự nghiệp của tôi và { nghĩ về sự bảo mật hơn thực sự hấp dẫn tôi).

33. What types of people do you have trouble getting along with? (Bạn  khó hòa thuận với những loại người nào?)

Ví dụ: I always get along with everyone, but there are still some types of people who work unorganized and affect the group’s overall work, making me feel quite uncomfortable.

( Tôi luôn hoà thuận với tất cả mọi người nhưng bên cạnh đó vẫn có một số kiểu người như làm việc không có tổ chức ảnh hưởng đến công việc chung của nhóm khiến tôi thấy khá khó chịu).

34. How long have you been looking for a job? (Bạn đã tìm việc trong bao lâu rồi?).

Ví dụ: I just quit my job last month so I hope I can find a new job as soon as possible.

( Tôi vừa nghỉ việc vào tháng trước nên tôi hy vọng có thể tìm được công việc mới sớm nhất có thể).

35. If everyone on the team is a veteran, what will you do to fit in and be a beneficial team member instead of a person who appears to be in training?  (Nếu mọi người trong đội đều là người có kinh nghiệm lâu năm, từng trải, bạn sẽ làm gì để bản thân có thể hòa hợp và trở thành thành viên có ích cho đội thay vì xuất hiện ở vai trò người học hỏi?)

Ví dụ: In the first phase, I had to speed up the process of learning and getting used to the environment to be able to keep up with the progress of the whole team. During that process, I will proactively apply for more jobs so I can do more to get used to the new job.

(Giai đoạn đầu tôi bắt buộc phải đẩy nhanh quá trình học hỏi làm quen môi trường để có thể bắt kịp tiến độ của cả team. Trong quá trình đó tôi sẽ chủ động xin thêm việc để có thể làm nhiều hơn nữa để quen với công việc mới).

36. If your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do? (Nếu cấp trên yêu cầu bạn làm việc gì mà bạn cho rằng mình có thể làm nó theo cách khác, bạn sẽ làm gì?)

Ví dụ: If I find a good way to solve the problem, I will propose it to my superiors. I will convince my superiors to choose my solution. If they do not agree, I will be forced to follow this method.

( Nếu tôi tìm được cách nào hay để giải quyết được vấn đề tôi sẽ đề xuất lên với cấp trên của mình, tôi sẽ thuyết phục cấp trên để lựa chọn phương án của tôi nếu họ không đồng ý thì tôi bắt buộc phải làm theo cách của họ).

37. If you were unfairly criticized, what would you do? (Nếu bạn  bị chỉ trích một cách không công bằng, bạn sẽ làm gì?).

I’d probably ask for clarity on the criticism. I think it’s important to accept criticism for self- improvement, but if it’s unfair, then I will clear things up by asking for clarity.
(Tôi sẽ làm rõ lời chỉ trích. Tôi nghĩ việc chấp nhận lời phê bình để bản thân cải thiện là điều quan trọng nhưng nếu đó là một lời chỉ trích không công bằng thì tôi sẽ làm rõ mọi chuyện bằng cách yêu cầu giải thích rõ về lời chỉ trích đó).

38. What are you looking to gain from your next job? (Bạn mong muốn nhận được điều gì ở công việc mới?).

Ví dụ: I want to have a job opportunity where I can upgrade than my old job and get promoted more in the future. Besides, the working environment and sociable colleagues are also things I hope the company will be able to provide.

( Tôi mong muốn có được một cơ hội làm việc mà bản thân có thể nâng cấp lên so với công việc cũ và được thăng tiến nhiều hơn trong tương lai. Bên cạnh đó môi trường làm việc, đồng nghiệp hoà đồng cũng là điều tôi hy vọng công ty sẽ có thể đáp ứng được).

39. What aspects of this job interest you the most? ( Điểm nào ở công việc này làm bạn cảm thấy thích thú nhất?)

Ví dụ: Design work gives me a lot of inspiration and this is a creative job so I will not be limited to a certain point but can be creative freely, and flexibility in work is also important. I feel satisfied and comfortable

( Công việc thiết kế mang lại cho tôi nhiều cảm hứng và đây là công việc mang tính sáng tạo nên tôi sẽ không bị giới hạn ở một điểm nào đó mà có thể tự do sáng tạo, và sự linh hoạt trong công việc cũng là điều tôi cảm thấy hài lòng và thoải mái).

40. What do you do when there is no work to do? ( Bạn sẽ làm gì khi không có việc để làm?).

Ví dụ: When the work is completed earlier than planned, I will look for new jobs to do or learn more necessary things to improve my skills. In addition, I always proactively share my work with others. your colleagues if they really need it

( Những lúc công việc đã được hoàn thành xong sớm so với dự định tôi sẽ tìm kiếm thêm những công việc mới để làm hoặc học hỏi thêm những điều cần thiết để nâng cao kỹ năng, ngoài ra tôi luôn chủ động chia sẻ công việc với đồng nghiệp của mình nếu họ thật sự cần).

41. Do you have any outside income? (Bạn có thu nhập bên ngoài nào không?).

Ví dụ: No. I do not.
(Không, tôi không có).

42. What do you do when there are too many things to do? (Bạn sẽ làm gì khi có quá nhiều việc cần phải làm?).

Ví dụ: I will rely on the current situation if there is too much work and deadlines, I will suggest to the superiors to reduce the amount of work or postpone the deadline for tasks.

( Tôi sẽ dựa vào tình hình hiện tại nếu quá nhiều công việc và deadline tôi sẽ đề xuất cấp trên có thể giảm lượng công việc hoặc dời ngày nộp hạn nhiệm vụ).

43. What do you do when you feel burned out? (Bạn sẽ làm sao khi mệt lả?).

Ví dụ: I think that if I have good health, I can complete my work well, so if I feel unwell, I will report to my superiors to ask for leave and reschedule the deadline for submitting tasks.

( Tôi nghĩ sức khoẻ tốt thì công việc mới được hoàn thành được tốt nên nếu thấy không khoẻ tôi sẽ báo cáo cấp trên để xin được nghỉ và dời ngày hạn nộp nhiệm vụ).

44. How do you balance both your family and your job? (Làm sao bạn cân bằng giữa gia đình và công việc?)

Ví dụ: I’m very organized and I plan everything I do. This helps me to easily find a balance between family and work.
(Tôi là người có tổ chức và tôi lên kế hoạch mọi việc tôi làm. Việc này giúp tôi dễ dàng có được sự cân bằng giữa gia đình và công việc).

45. What have you heard about our company that you didn’t like? (Điều gì về công ty chúng tôi mà bạn không thích?)

Ví dụ: I don’t see any problems with the company, from work with partners to internal work within the company, ABC has done very well so I have no opinion about the company.

( Tôi không thấy có bất cứ vấn đề nào của công từ, từ công việc với các đối tác đến việc nội bộ trong công ty, ABC đã làm rất tốt nên tôi không có ý kiến gì về công ty).

 

Như vậy, trên đây là một vài câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn tiếng Anh mà EIV đã liệt kê ra cho bạn, hy vọng đây sẽ là bài viết bổ ích cho bạn. Nếu bạn đang trong quá trình tìm việc hoặc đang làm việc có thể tìm hiểu thêm khoá học: Tiếng Anh cho người đi làm của EIV nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *