Ngày càng có nhiều phụ huynh nhận thức được việc nên cho con trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm. Nhưng “sớm thế nào” và “tiếp xúc ra sao” thì vẫn là những băn khoăn đang làm biết bao ba mẹ phải đau đầu. Các phụ huynh hãy theo dõi bài viết dưới đây của EIV Education để được giải đáp nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi nhé!
Độ tuổi phù hợp để con học tiếng Anh
Dù còn là một đề tài đang được tranh cãi. Nhưng chủ yếu sẽ có hai độ tuổi phù hợp:
– Độ tuổi thứ nhất:
Bố mẹ có thể cân nhắc cho các con học tiếng Anh khi khoảng 6 – 7 tuổi. Lúc này các con đã phần nào đó sử dụng được ngôn ngữ mẹ đẻ rồi, đây là lúc khá thích hợp để con tiếp nhận thêm một ngôn ngữ nữa.
Đặc biệt là khi bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai ở độ tuổi này thì tỷ lệ trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thấp hơn. Nhưng tất nhiên để con có được giọng bản ngữ khi bắt đầu học ở độ tuổi này đòi hỏi nhiều thời gian và rèn luyện hơn.
– Độ tuổi thứ hai:
Phụ huynh cho con làm quen ngôn ngữ thứ hai ở khoảng 2 – 4 tuổi. Hãy cho các con tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai càng sớm càng tốt. Có thể là học tiếng Anh qua phim ảnh, audio, bài hát….
Ở giai đoạn này có nhiều lợi ích với trẻ hơn. Trẻ ở giai đoạn mầm non tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh vì trẻ như một trang giấy trắng. Và là vì trẻ chưa nói được nhiều nên hầu hết thời gian sẽ dành cho việc nghe.
Trong quá trình học, trẻ nghe nhiều sẽ giúp hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn. Trẻ sẽ có thể cảm nhận được ngôn ngữ đó về ngữ điệu và ngữ nghĩa. Sau đó tiếp thu, xử lý thông tin và nói được ngôn ngữ thứ hai giống như cách mà trẻ nói được tiếng mẹ đẻ.
Lợi ích của việc cho trẻ học tiếng Anh từ nhỏ
Ở độ tuổi mầm non, trẻ có thể sử dụng khả năng hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên nếu trẻ được tạo điều kiện tiếp xúc đủ nhiều. Trẻ nhỏ có nhiều thời gian để học thông qua các hoạt động vừa học vừa chơi. Các con có thể học bằng cách chơi cùng ba mẹ. Đầu tiên con sẽ đoán được cách chơi rồi dần dần sẽ hiểu được ý nghĩa của trò chơi đó.
Ở độ tuổi mẫu giáo, việc học trên trường thường không bắt buộc gò bó và não bộ của trẻ lúc này cũng chưa bị choáng ngợp bởi việc lưu trữ và xử lí các thông tin. Các con hầu như có rất ít bài tập về nhà, ít bị áp lực bởi các mục tiêu, kế hoạch như trẻ lớn.
Trẻ nhỏ học ngôn ngữ bằng cách hấp thụ chúng một cách tự nhiên chứ không học một cách có ý thức như người lớn. Vì vậy, các con sẽ có phát âm chuẩn hơn và có khả năng cảm thụ tốt.
Sự thay đổi trong khả năng học ngôn ngữ này thay đổi tùy thuộc vào mức độ phát triển của trẻ và sự kì vọng của mọi người xung quanh. Vậy nên cha mẹ nên cho con tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai từ sớm.
Tiếp xúc với tiếng Anh từ khi còn nhỏ giúp trẻ xây dựng một nền móng vững chắc về tiếng Anh để phục vụ cho việc học tập sau này.
Trẻ sẽ tiếp thu ngôn ngữ, tập phản xạ và phát âm tiếng Anh một cách tự nhiên giống người bản xứ hơn. Trẻ có cơ hội được học hỏi và khám phá Thế giới xung quanh nhiều hơn.
Giúp trẻ thông minh hơn. Việc được học và giao tiếp cả hai thứ tiếng, dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác giúp não của bé được “tập thể dục” và gia tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh.
Đạt được các kỹ năng học tập giúp thúc đẩy sự sáng tạo và trí tưởng tượng. Những ngày đầu học tiếng Anh là thông qua những câu chuyện cổ tích ngắn hay những bài hát dân gian. Trẻ sẽ cảm thấy hiếu kỳ và cố gắng tìm hiểu những điều mới lạ những nội dung mà chúng chưa hiểu theo cách sáng tại của riêng chúng
Giúp trẻ giao tiếp dễ dàng và tự tin hơn. Một ngôn ngữ mới giúp trẻ mở ra một thế giới mới. Những thành công bước đầu đạt được giúp trẻ mạnh dạng trình bày trước đám đông.
Trẻ được học tiếng Anh sớm sẽ có chỉ số IQ cao. Khi được tiếp xúc và học một ngoại ngữ mới thì cách nhìn nhận vấn đề của trẻ sẽ logic và khách quan hơn. Một ngôn ngữ mới không chỉ đơn thuần chỉ là những từ vựng, cách phát âm mới mà nó còn chứa đựng tinh hoa của cả một nền văn hóa, một đất nước và con người nói thứ ngôn ngữ ấy.
Lựa chọn phương pháp học phù hợp với tâm sinh lý của trẻ
Dưới đây là một vài phương pháp học mà trẻ em nên được tiếp xúc:
– Học theo phương pháp ghép vần (Phonics):
Tiếng Anh cũng có thể đánh vần như tiếng Việt. Cách này chúng ta sẽ tách từng âm tiết ra, ghi cách phát âm bằng tiếng Việt mà ta dễ hiểu nhất có thể. Sau đó tập đánh vần và phát âm chuẩn từng từ, rồi dần dần ghép các từ lại với nhau.
Tham khảo 1 buổi học Phonics do cô giáo Ghita – GVBN của EIV giảng dạy:
– Học qua các hoạt động thể chất (TPR – Total Physical Response):
Theo giáo sư tâm lý James Asher nhận thấy rằng trẻ học nói bằng cách nghe và bắt chước theo lời của cha mẹ, bạn bè hay từ mọi người xung quanh. Ngoài ra, phương pháp này còn kết hợp ngôn ngữ và hành động làm tăng sự tập trung, giúp trẻ nhớ sâu và nhớ lâu hơn.
Trẻ tích lũy tiếng Anh vô thức qua các hành động lặp đi lặp lại. Phương pháp này cũng làm trẻ nhạy cảm hơn với tiếng Anh, tăng tốc độ phản xạ ngôn ngữ. Bởi trẻ thực hành các hành động ngay khi nghe được hiệu lệnh.
– Tôn trọng trí thông minh đa dạng của trẻ:
Nhà tâm lý học Howard Gardner chỉ ra trí thông minh mà con người sở hữu gồm có 8 loại. Mỗi đứa trẻ đều có thiên hướng về một dạng thông minh và năng khiếu khác nhau. Có trẻ học tốt hơn qua các trò chơi thể chất. Có trẻ lại dễ nhớ từ khi được thấy hình ảnh minh họa.
Do đó, cần tạo ra nhiều hoạt động đa dạng trong lớp, để bất cứ đứa trẻ nào cũng tiếp cận được với phương pháp hiệu quả nhất với mình.
– Học qua các tình huống hàng ngày:
Ưu điểm của việc dạy tiếng Anh thiếu nhi tại nhà là bạn có thể sử dụng các tình huống hàng ngày và các đồ vật thực tế xung quanh nhà để thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên và theo ngữ cảnh. Như thế trẻ sẽ tiếp xúc một cách tự nhiên và dễ dàng trò chuyện và tập phản xạ với ba mẹ nhiều hơn.
Ví dụ như: Khi giặt quần áo hoặc thay trang phục cho con, cha mẹ có thể nói tới chủ đề trang phục. Luyện từ vựng về đồ chơi và đồ nội thất khi bạn đang giúp con dọn dẹp phòng ngủ. Dạy từ vựng về các món đồ ăn khi đang nấu ăn hoặc đi mua sắm. Khi bạn đi siêu thị, hãy đưa cho con một danh sách những thứ cần tìm mua (sử dụng hình ảnh hoặc từ tùy thuộc vào độ tuổi của con).
Lưu ý khi cho trẻ học tiếng Anh từ sớm
Cần đi theo một trình tự và nên để cho trẻ học tự nhiên. Một ngôn ngữ mới sẽ làm cho trẻ lạ lẫm và chưa thể tiếp nhận được, ba mẹ không nên quá ép buộc hay trông chờ vào năng khiếu học tiếng Anh của con. Nên để cho chon con được tiếp xúc từ những bước cơ bản và một cách hợp lý nhất
Thực hành nhiều hơn lý thuyết. Vận dụng các từ mới vào các tình huống cuộc sống giúp trẻ cảm thấy vừa học vừa chơi trong sự hứng thú hay những hành động thực tế bởi bản chất trong trẻ lúc này là sự tò mò, tìm tòi, bắt chước cực kỳ giỏi. Nên những bài thực hành tiếng Anh là điều cần thiết cho trẻ nhỏ.
Phân biệt rạch ròi giữa hai ngôn ngữ. Việc học tiếng Anh từ nhỏ với người nước sẽ dễ làm bé bị rối loạn ngôn ngữ. Thậm chí không phân biệt được tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Vì vậy, cha mẹ không nên lạm dụng quá nhiều. Không nên lúc nào cũng dùng tiếng anh khiến bé bị quên tiếng mẹ đẻ.
Kiểm tra và có sự điều chỉnh cho trẻ. Phụ huynh nên dành thời gian kiểm tra định kỳ cho con. Cách kiểm tra đơn giản chỉ là hỏi lại kiến thức mà trẻ đã học và điều chỉnh những gì trẻ đã nói sai và sửa lại ngay cho trẻ. Việc ôn tập thường xuyên rất cần thiết để củng cố những kiến thức trẻ đã học.
Trên đây, EIV Education đã giúp ba mẹ một phần nào hiểu hơn vấn đề nên cho trẻ học tiếng anh từ mấy tuổi? Nếu ba mẹ còn những thắc mắc hay trở ngại thì đừng quên liên hệ với EIV Education để được tư vấn về những khóa học với người bản xứ với khung chương trình 1 kèm 1 được thiết kế riêng cho trẻ. Giúp ba mẹ yên tâm hơn và giúp con trẻ dễ dàng tiếp cận tiếng Anh nhiều hơn nhé.
Chương trình học Tiếng Anh Online 1 Thầy 1 Trò cho trẻ 6 – 12 tuổi
Chương trình học Tiếng Anh Online cho học sinh Tiểu học
Khoá học khai phóng năng lực ngôn ngữ qua 10 buổi học (cho lứa tuổi từ tiền Tiểu học)
Khoá học Tiếng Anh Online theo chủ đề cho trẻ từ 5 – 10 tuổi
Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học cho con, quý phụ huynh vui lòng liên hệ Hotline: 028 7309 9959 hoặc đăng ký thông tin tại đây.