Nắm trọn cấu trúc bị động kép trong tiếng Anh

Nắm trọn cấu trúc bị động kép

Cấu trúc bị động kép là nâng cấp lên từ cấu trúc câu bị động nên sẽ khó hơn câu bị động và điều này khiến cho nhiều người học tiếng Anh không nhận diện được, không hiểu được cách dùng. Vậy nên hôm nay cùng EIV tìm hiểu về loại cấu trúc ngữ pháp này nhé.

Cấu trúc bị động kép là gì?

Cấu trúc bị động kép là gì?
Cấu trúc bị động kép là gì?

Bị động kép (double passive) là cấu trúc xuất phát từ cấu trúc bị động thong thường nhưng là một kiểu nâng cao hơn. Hai động từ trong câu được chia ở thể bị động kép.  Trong đó, động từ thứ hai thường được chia ở dạng bị động nguyên thể to be + Vp.p.

Ví dụ:

  • They ordered the newly hired chef to make the dish. (Họ yêu cầu đầu bếp mới nấu món ăn.) (Câu bị động đơn – Single Passive).
    → The dish was ordered to be made by the newly hired chef. (Món ăn được yêu cầu phải được nấu bởi người đầu bếp mới) →  Câu bị động kép – Double Passive.
  • It is believed that the hard task will be completed tonight. (Mọi người tin rằng nhiệm vụ khó khăn đó sẽ được hoàn thành vào tối nay) (Câu bị động đơn – Single Passive).-> The hard task is believed to be completed tonight. (Nhiệm vụ khó khăn đó được tin tưởng là sẽ được hoàn thành vào tối nay)  -> Câu bị động kép – Double Passive.

Đôi khi cần phải kết hợp dạng động từ bị động với dạng nguyên thể bị động:

Ví dụ :

  • The buliding is scheduled to be bulit next month. (Toà nhà được lên kế hoạch xây dựng vào tháng sau).
  • The piece was initially expected to be played on the piano. (Lúc đầu bản nhạc được mong đợi chơi trên piano).

Những câu bị động như trên hoàn toàn được chấp nhận nhưng những cấu trúc bị động kép này có thể gây ra sự mơ hồ, không rõ ràng về nghĩa.

Ví dụ:

  • Light is required to be distinguished. → (Câu này không sai về mặt ngữ pháp nhưng lại gây ra sự mơ hồ, khó hiểu về nghĩa).
  • The tiger was attempted to be caught by the zookeepers. → (Câu này sai ngữ pháp và bộc lộ sự vụng về của người đặt câu).

Trong một số trường hợp, dạng chủ động lại được khuyến khích sử dụng hơn là dạng bị động.

Ví dụ:

  • Không nên dùng: The survey was attempted to be carried out (Cuộc khảo sát đã được cố gắng thực hiện).
  • Nên dùng: They attempted to carry out the survey (Họ đã cố gắng thực hiện cuộc khảo sát).

Công thức và cách dùng câu bị động kép

Cấu trúc và cách dùng bị động kép
Cấu trúc và cách dùng bị động kép

Bị động kép nằm trong cùng một mệnh đề

Trường hợp 1: Câu có 1 chủ ngữ nhưng thực hiện 2 hành động khác nhau lên 2 đối tượng khác nhau.

  • Câu chủ động: S1 + V1(ed) + O1 + and + V2(ed) + O2
  • Câu bị động: O1 + was/were + V1-pII + and + O2 + was/were + V2-pII

Ví dụ:

  • They broke into the house and stole some antiques. (Họ đã đột nhập vào ngôi nhà và trộm một vài món đồ cổ).
  • → The house was broken into and some pictures were stolen. (Ngôi nhà đã bị đột nhập và một vài món đồ cổ đã bị trộm).

Trường hợp 2: Có 2 hành động riêng biệt tác động lên 1 chủ thể.

  • Câu chủ động: S + V(ed) + O + to be + V-pII
  • Câu bị động: O + was/were + to be + V-pII

Ví dụ:

  • They ordered the woman to be released (Họ yêu cầu thả người phụ nữ ra).
    → The woman was ordered to be released. (Người phụ nữ được yêu cầu thả ra).

Bị động kép xuất hiện ở các mệnh đề trong câu

Với cấu trúc câu bị động kép khác mệnh đề, chúng ta có 2 trường hợp: Động từ trong câu chủ động (V1) được chia ở thì hiện tại hoặc thì quá khứ.

Trường hợp 1: V1 trong câu chủ động chia ở các thì hiện tại

Câu chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2.

Câu bị động kép:

  • It is + V1-pii + that S2 + V2.
  • S2 + is/am/are + V1-pII + to + V2-inf (Khi V2 ở câu chủ động chia ở thì hiện tại đơn hoặc tương lai đơn).
  • S2 + is/am/are + V1-pII + to have + V2-pII (Khi V2 ở câu chủ động chia ở thì quá khứ hoặc hiện tại hoàn thành).

Ví dụ:

  • People assume that the singer comes from a wealthy family. (Mọi người khẳng định rằng cô ca sĩ đến từ một gia đình khá giả).

→  It is assumed that the singer comes from a wealthy family.

→  The singer is assumed to come from a wealthy family.

  • Nam thinks that the computer was repaired by his father. (Nam nghĩ rằng máy tính đã được sửa bởi bố anh ta).

→  The computer is thought to have been repaired by Nam’s father.

Trường hợp 2: V1 trong câu chủ động chia ở các thì quá khứ

Câu chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2

Câu bị động kép:

  • It was + V1-pii + that S2 + V2
  • S2 + was/were + V1-pII + to + V2-inf. (Khi V2 ở câu chủ động chia ở thì quá khứ đơn).
  • S2 + was/were + V1-pII + to have + V2-pII. (Khi V2 ở câu chủ động chia ở thì quá khứ hoàn thành).

Ví dụ:

  • Many people reported that vandalism occurred more frequently in this neighborhood. (Nhiều người báo cáo rằng hành vi phá hoại tài sản công cộng xuất hiện thường xuyên hơn trong khu dân cư).

→  It was reported that vandalism occurred more frequently in this neighborhood. (Có báo cáo cho rằng hành vi phá hoại tài sản công cộng được diễn ra thường xuyên trong khu dân cư).

→  Vandalism was reported to occur more frequently in this neighborhood. (Các vụ phá hoại được cho là xảy ra thường xuyên hơn ở khu vực lân cận này).

  • They thought that the Governments had posed a higher tax on tobacco. (Họ nghĩ rằng Chính phủ đã áp một mức thuế cao hơn với thuốc lá).

→  The Governments were thought to have posed a higher tax on tobacco. (Các chính phủ được cho là đã áp đặt mức thuế cao hơn đối với thuốc lá).

Dạng bị động đặc biệt với câu mệnh lệnh

  • Công thức dạng chủ động:

It’s one’s duty to + V_INF

  • Công thức dạng bị động:

S + TO BE + SUPPOSED TO + V_INF

Ví dụ:

It’s your duty to complete your homework today. (Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành hết bài tập về nhà trong hôm nay).

→ You are supposed to complete homework today. (Hôm nay bạn phải hoàn thành bài tập về nhà).

  • Công thức dạng chủ động:

It’s necessary to + V_inf

  • Công thức dạng bị động:

S+ must/should + be + V2/ed

Ví dụ:

It’s necessary to deal with environmental pollution problems (Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là cần thiết).

→ Your problems to deal with environmental pollution. (Vấn đề của bạn khi giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường).

  • Công thức dạng chủ động:

Câu mệnh lệnh thức: VERB + O

  • Công thức dạng bị động:

S + should/must + V2/ ed

Ví dụ:

Open your bag, please! (Làm ơn hãy cặp của bạn ra).

→ Your bag should be opened (Cặp của bạn nên mở ra).

Dạng bị động đặc biệt với cấu trúc nhờ ai làm gì

Với công thức này sử dụng “Get” và “Have” đối với cấu trúc nhờ ai làm gì

  • Công thức dạng chủ động:

S + have + sb + V

  • Công thức dạng bị động:

S + have + sth + V2/ed

Ví dụ:

I have my mother prepare my breakfast (Tôi nhờ mẹ của tôi chuẩn bị giúp bữa sáng).

→ I have breakfast prepared by my mother (Tôi đã được chuẩn bị bữa sáng bởi mẹ của mình).

  • Công thức dạng chủ động:

S + get + sb + to V

  • Công thức dạng bị động:

S + get + sth + Vp

Ví dụ:

I got my younger sister buy a book (Tôi nhờ em gái của tôi mua 1 cuốn vở).

→ I got buy a book by my younger sister (Tôi được em gái mua một cuốn sách).

Dạng bị động đặc biệt với make và let

  • Công thức dạng chủ động:

S + make + sb + V_inf

  • Công thức dạng bị động:

S + tobe + made + to + V_inf

Ví dụ:

They make me do missions on weekends (Họ bắt tôi làm nhiệm vụ vào cuối tuần).

→ I am made to do missions on weekends (Tôi bị buộc phải làm nhiệm vụ vào cuối tuần).

  • Công thức dạng chủ động:

S +let + sb + V_inf

  • Công thức dạng bị động:

Let + sb/sth + be + V2/ed = be allowed to v_inf

Ví dụ:

My parents let me prepare dinner (Bố mẹ để tôi nấu cơm tối).

→ My parents let the dinner be cooked by me (Bố mẹ đã để bữa tối được chuẩn bị bởi tôi).

Những lưu ý khi sử dụng câu bị động kép

Cấu trúc bị động kép (double passsive) là một cấu trúc đặc biệt của câu bị động thông thường. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cấu trúc này vì có thể gây thiếu tự nhiên cho câu văn.

Đặc biệt, khi trong câu văn có nhiều chủ thể của một hoạt động thì nên tránh sử dụng câu bị động kép để tránh gây khó hiểu cho người đọc.

Ví dụ: The meeting was ordered to be scheduled by him. (Cuộc họp được yêu cầu lên kế hoạch bởi anh ta).

Trong câu trên, việc sử dụng cấu trúc bị động kép khiến câu văn được diễn đạt một cách thiếu tự nhiên. Vì vậy, trong trường hợp này không nên dùng câu bị động kép; thay vào đó, người học nên sử dụng câu chủ động để câu văn được tự nhiên hơn.

→ Nên dùng: The boss ordered him to schedule the meeting. (Sếp yêu cầu anh ta lên kế hoạch cuộc họp).

Vì vậy, người học nên xác định đúng khi nào nên sử dụng câu bị động kép để cho việc diễn đạt được phù hợp và hiệu quả hơn.

Bài tập vận dụng câu bị động kép

Viết lại câu:

  1. They offered him a good seat ⇒ He ________
    .
  2. They offered him a good seat ⇒ A good seat _______
    .
  3. They told me the truth. ⇒ I ________
    .
  4. They told me the truth. ⇒ The truth _______________
    .
  5. We will give a copy to our clients. ⇒ A copy __________
    .
  6. We will give a copy to our clients. ⇒ Our clients __________
    .
  7. He promised us a better salary. ⇒ We ____________
    .
  8. He promised us a better salary. ⇒ A better salary ___________
    .
  9. The police showed two photos to the suspect. ⇒ Two photos ____________
    .

The police showed two photos to the suspect. ⇒ The suspect _____________

Đáp án:

  1. He was offred a good seat.
  2. A good was offred to him.
  3. I was told the truth.
  4. The truth was told to me.
  5. A copy will be given to our clients.
  6. Our clients will be given a copy.
  7. We were promised a better salary.
  8. A better salary was promised to us.
  9. Two photos were shown to the suspect.
  10. The suspect was shown two photos.

Điền từ vào chỗ trống

1.Why is this room always so messy? It ……….. (clean) every day.

2. They usually ……… (the living room/ redecorate) every two years.

3. I didn’t fix my car myself, I …………….. (it / fix) at the garage.

4. If her motorbike ……… (damage) by them, they will have to pay for the repairs.

5. If you can’t see clearly, you should …… (test/ your eyes).

6. Did you know that Nga ………. (promote) to a management position at work?

Đáp án

1. gets cleaned

2. get the living room redecorated

3. got it fixed

4. gets damaged

5. get your eyes tested

6. got promoted

Bài viết trên là tổng hợp toàn bộ về cấu trúc, cách dùng, ví dụ và bài tập về bị động kép, hy vọng bài viết trên có hữu ích đối với bạn, bạn hãy ghi chép công thức vào tránh bị quên sau này thêm vào đó hãy làm nhiều bài tập về loại cấu trúc ngữ pháp này.

Ngoài phương pháp học truyền thống này bạn nên tiếp cận nhiều phương pháp học mới để học được hiệu quả hơn các cấu trúc khó như câu bị động kép, EIV xin giới thiệu đến bạn khoá học tiếng Anh 1 kèm 1 cùng với giáo viên bản ngữ. Khi học cùng với giáo viên người nước ngoài bạn sẽ được tiếp xúc với tiếng Anh một cách thực tế nhất, hơn hết ngoài học về ngữ pháp tiếng Anh bạn sẽ được trau dồi về các kỹ năng khác như nghe, nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *