Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học Việt Nam

chuong trinh dao tao và cap chung chi dao tao cho nguoi nuoc ngoai day tieng anh tai trung tam ngoai ngu tin hoc tai viet nam

Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa có Quyết định số 4159/QĐ-GGDĐT ban hành Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam.

1. Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam

Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam được sử dụng để đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo dạy tiếng Anh cho người nước ngoài tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam. Đối tượng áp dụng bao gồm:

  • Người bản ngữ (ngôn ngữ tiếng Anh) có bằng cao đẳng trở lên;
  • Người nước ngoài có bằng cao đẳng tiếng Anh trở lên;
  • Người nước ngoài có bằng cao đẳng trở lên và có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Chương trình bao gồm 11 chuyên đề: 10 chuyên đề về kiến thức, phương pháp và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh và 01 chuyên đề thực tập. Chương trình tổng cộng 160 tiết dạy, mỗi tiết 45 phút, tương đương 120 giờ dạy. Các chuyên đề gồm nội dung như tổng quan về văn hóa, bối cảnh dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam; lý luận và phương pháp học tiếng Anh; phương pháp giảng dạy kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh; phương pháp giảng dạy kỹ năng tiếng Anh; quản lý lớp học; ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác, phát triển học liệu giảng dạy; phương pháp kiểm tra, đánh giá; phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam; phương pháp dạy tiếng Anh cho thanh thiếu niên Việt Nam; xây dựng kế hoạch bài học.

chuong trinh dao tao va cap chung chi cho nguoi nuoc ngoai day tieng anh tại viet nam

Giáo viên bản ngữ, giáo viên nước ngoài cần hoàn thành chương trình đào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam

Cấu trúc chương trình bao gồm:

STT

Chuyên đề

SỐ TIẾT

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

I

Kiến thức, phương pháp và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh

140

75

65

1

Tổng quan về văn hóa, bối cảnh dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam

15

10

5

2

Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh

15

10

5

3

Phương pháp giảng dạy kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh

15

10

5

4

Phương pháp giảng dạy kỹ năng tiếng Anh

25

15

10

5

Kế hoạch bài học

10

4

6

6

Quản lý lớp học

10

4

6

7

Ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác, phát triển học liệu giảng dạy

15

5

10

8

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

15

5

10

9

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam

10

6

4

10

Phương pháp dạy tiếng Anh cho thanh – thiếu niên Việt Nam

10

6

4

II

Thực tập

20

 

20

Tổng

160

75

85

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên người nước ngoài cần đáp ứng được các yêu cầu về năng lực giảng dạy tiếng Anh, cụ thể như sau:

  • Vận dụng được kiến thức, phương pháp và cách tiếp cận chính trong giảng dạy tiếng Anh; phân tích, đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng người học, văn hóa, bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam.
  • Vận dụng các kỹ năng hỗ trợ việc dạy và học một cách linh hoạt, hiệu quả; phân tích, đánh giá, điều chỉnh các kỹ năng quản lý và tổ chức lớp hiệu quả nhằm hỗ trợ việc học; phát trển kỹ năng xây dựng kế hoạch bài dạy, kỹ năng đánh giá; sử dụng công nghệ, học liệu và phương pháp dạy tiếng Anh phù hợp với đối tượng người học nhằm phát triển được năng lực, phẩm chất người học tại trung tâm ngoại ngữ.
  • Có thái độ, tinh thần làm việc tích vực, trách nhiệm, hợp tác, chuyên nghiệp và khả năng tích ứng linh hoạt; tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa Việt Nam; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Kết thúc chương trình học, học viên được đánh giá thông qua các bài kiểm tra vấn đáp, viết hoặc các hình thức phù hợp khác và kết quả thực tập nhằm xác định mức độ đạt các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của chương trình. Thang điểm đánh giá là thang điểm 10.

Học viên được tham dự đánh giá sau khi kết thúc chương trình đào tạo và đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập trên lớp; hoàn thành các nhiệm vụ học tập, kiểm tra, đánh giá, đáp ứng yêu cầu của chuyên đề, của chương trình đào tạo. Học viên đạt từ 5 điểm trở lên được đánh giá là đạt yêu cầu và được xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, được cấp chứng chỉ đào tạo xác nhận hoàn thành chương trình. Dưới mức điểm 5, học viên không đạt yêu cầu và phải đánh giá lại.

2. Yêu cầu đối với Chương trình đào tạo người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam

Về nội dung:

  • Đảm bảo nội dung đào tạo bám sát chương trình, có đủ tài liệu và điều kiện tổ chức hoạt động giảng dạy lý thuyết, thực hành/thảo luận; hoạt động tự nghiên cứu, tự học và tổ chức thực tập.
  • Các nội dung đào tạo phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

yeu cau doi voi chuong trinh dao tạo nguoi nuoc ngoai dạy tieng anh tại viet nam

Chương trình đào tạo về kỹ năng giảng dạy, phương thức tiếp cận phù hợp với người học và văn hóa Việt Nam

Về phương pháp đào tạo:

  • Lấy người học làm trung tâm; tập trung vào quá trình học, linh hoạt, đa dạng các phương pháp, đáp ứng các đặc điểm khác nhau của người nước ngoài; phương pháp dạy học lý thuyết, thảo luận trên lớp học, thực hành dạy học trên lớp học thực tế và dự giờ quan sát lớp học của các giáo viên có kinh nghiệm, thực hiện các dự án thực hành dạy học theo nhóm, viết phản hồi của cá nhân về các hoạt động trong lớp hoặc tiến hành nghiên cứu các trường hợp điển hình và các phương pháp phù hợp với đối tượng, tình hình thực tiễn của trung tâm ngoại ngữ.
  • Trong quá trình đào tạo, giảng viên cần đồng hành cùng học viên trong mọi hoạt động học tập và dạy học để kịp thời hỗ trợ học viên thông qua các phiên thảo luận, hỗ trợ chuẩn bị bài học, quan sát, phản hồi và đề xuất cho người nước ngoài sau mỗi bài học.

Về hình thức đào tạo:

  • Đa dạng các hình thức đào tạo như trực tiếp, trực tuyến, …; tăng cường kết hợp các hình thức đào tạo, trong đó chú trọng việc học trực tiếp với sự phản hồi và tương tác cao.
  • Mô hình học tập kết hợp nên có sự phân chia thời lượng phù hợp giữa học trực tuyến và trực tiếp. Tỷ lệ đào tạo trực tuyến và trực tiếp là 30:70.

3. Mô tả nội dung các chuyên đề

Phần I: Kiến thức, phương pháp và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh

Chuyên đề 1: Tổng quan về văn hóa, bối cảnh dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam:

Sau khi kết thúc chuyên đề, học viên cần đạt được:

  • Phát triển tư duy, nhận thức, có hiểu biết nhất định về văn hóa và xã hội Việt Nam; các đặc tính, phong cách của người Việt Nam và đối tượng người học tại trường và trung tâm ngoại ngữ trong mối liên hệ với hoạt động dạy – học tiếng Anh;
  • Phát triển tư duy, nhận thức, có hiểu biết nhất định tổng quan về hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó có chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, bối cảnh giáo dục trong việc định hướng và cách tiếp cận, phương pháp dạy – học tiếng Anh.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Tổng quan về văn hóa Việt Nam và người học

– Tập quán, văn hóa Việt Nam; đặc tính, phong cách của người Việt Nam;

– Đặc điểm đối tượng người học tại trung tâm ngoại ngữ.

6

4

2

2. Bối cảnh dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam

– Tổng quan về hệ thống giáo dục Việt Nam; Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông của Việt Nam;

– Tình hình dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam; một số ảnh hưởng đối với người học; vai trò của các bên liên quan (phụ huynh, cơ sở giáo dục, v.v) trong việc thúc đẩy việc dạy và học tiếng Anh;

– Một số quy định về dạy và học tại Việt Nam (quy định về đạo đức; tác phong; quyền trẻ em, việc chấp hành nghiêm pháp luật của Việt Nam, v.v).

9

6

3

Tổng cộng

15

10

5

Chuyên đề 2: Lý luận và phương pháp dạy và học tiếng Anh

Học viên cần đạt được các kỹ năng và yếu tố sau:

  • Lĩnh hội kiến thức về lý thuyết đắc thụ tiếng Anh, đường hướng giảng dạy tiếng Anh gắn với đối tượng người học và bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam;
  • Vận dụng được lý thuyết đắc thụ tiếng Anh, đường hướng giảng dạy tiếng Anh trong quá trình giảng dạy phù hợp với đối tượng người học và bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Nguyên tắc của việc dạy tiếng Anh hiệu quả

– Lấy người học làm trung tâm;

– Khơi nguồn cảm xúc cho học viên học tập; dạy những nội dung tích cực;

– Dạy theo nhóm từ, luyện nghe nhiều, dạy qua các tình huống giao tiếp thực tế, v.v.

5

3

2

2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh

– Nền tảng văn hóa;

– Nền tảng học tập; phân tích nhu cầu;

– Các yếu tố chính ảnh hưởng tới việc học; thái độ đối với việc học tiếng Anh.

5

3

2

3. Các lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ chính thứ hai/ngoại ngữ

– Thuyết hành vi;

– Thuyết kết nối;

– Thuyết tương tác xã hội, v.v.

5

3

2

Tổng cộng

15

10

5

Chuyên đề 3: Phương pháp giảng dạy kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:

  • Xác định được nguyên tắc, một số mô hình và lỗi sai phổ biến của người Việt Nam khi học kiến thức ngôn ngữ Anh;
  • Vận dụng được lý thuyết về đường hướng, phương pháp, kỹ năng để giảng dạy hiệu quả các nội dung thuộc phạm vi kiến thức ngôn ngữ Anh như từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm phù hợp với người học.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Dạy từ vựng

– Phân tích và nghiên cứu cách đắc thụ từ vựng;

– Một số mô hình dạy từ vựng thông dụng;

– Những khó khăn phổ biến của người Việt Nam khi học từ vựng tiếng Anh và kỹ năng chữa lỗi sai về từ vựng.

5

3

2

2. Dạy ngữ pháp

– Nguyên tắc giảng dạy ngữ pháp;

– Một số mô hình dạy ngữ pháp thông dụng;

– Những khó khăn phổ biến của người Việt Nam khi học ngữ pháp tiếng Anh; kỹ năng chữa lỗi sai về ngữ pháp.

5

3

2

3. Dạy phát âm

– Âm (âm vị), trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu, nhịp điệu và nối âm, v.v; các bài tập luyện tập và nhấn mạnh các đặc điểm cần lưu ý khi phát âm tiếng Anh;

– Các loại lỗi, kỹ thuật sửa lỗi nhanh;

– Các vấn đề phát âm chính cho người học.

5

3

2

Tổng cộng

15

10

5

Chuyên đền 4: Phương pháp giảng dạy kỹ năng tiếng Anh

Học viên có thể đạt được những kỹ năng sau:

  • Xác định được những khó khăn phổ biến của người Việt Nam khi học 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết bằng tiếng Anh;
  • Vận dụng hiệu quả, phù hợp các phương pháp, tiểu kỹ năng, các dạng câu hỏi đối với 4 kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu, nói và viết trong quá trình giảng dạy;
  • Xây dựng được các bước và tiến tình trong một bài dạy kỹ năng tích hợp và tiến trình dạy nghe, nói, đọc, viết một cách hiệu quả, phù hợp với đối tượng người học.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu

– Những khó khăn phổ biến của người Việt Nam khi đọc hiểu bằng tiếng Anh;

– Kỹ năng đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu; kỹ năng chữa lỗi sai về đọc hiểu;

– Tiến trình dạy một bài đọc hiểu cơ bản; các kỹ năng đọc hiểu.

5

3

2

2. Phương pháp dạy kỹ năng nghe hiểu

– Những khó khăn phổ biến của người Việt Nam khi nghe hiểu bằng tiếng Anh;

– Kỹ năng nghe hiểu và dạng câu hỏi nghe hiểu; kỹ năng chữa lỗi sai về nghe hiểu;

– Tiến trình dạy một bài nghe hiểu cơ bản; các kỹ năng nghe hiểu.

5

3

2

3. Phương pháp dạy kỹ năng nói

– Những khó khăn phổ biến của người Việt Nam khi nói bằng tiếng Anh;

– Các hoạt động nói; phương pháp dạy nói, quan sát, phản hồi và sửa lỗi sau khi nói;

– Tiến trình dạy kỹ năng nói và một số kỹ thuật phát triển kỹ năng nói.

5

3

2

4. Phương pháp dạy kỹ năng viết

– Những khó khăn phổ biến của người Việt Nam khi viết bằng tiếng Anh;

– Các dạng câu hỏi viết; kỹ năng chữa lỗi sai khi viết bằng tiếng Anh;

– Phương pháp dạy viết theo quá trình và dạy viết theo sản phẩm.

5

3

2

5. Phương pháp dạy kỹ năng tích hợp

– Các bước và tiến trình dạy kỹ năng tích hợp 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

5

3

2

Tổng cộng

25

15

10

Chuyên đề 5: Kế hoạch bài học

Sau khi học xong, học viên có thể:

  • Thiết kế được giáo án giảng dạy theo phát triển năng lực người học tại trung tâm ngoại ngữ;
  • Phát triển thái độ tích cực trong giảng dạy.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch bài học

Phù hợp với mục tiêu, đối tượng, nội dung và phát huy năng lực người học.

5

3

2

2. Quy trình thiết kế bài học

– Xác định mục tiêu; đối tượng, khung bài học chính và tiến trình dạy học; trình tự tiết học, các hình thức tương tác, phân bổ thời gian;

– Lựa chọn phương pháp thiết kế, học liệu, tài liệu dạy học;

– Dự đoán các vấn đề và đề xuất giải pháp liên quan đến người học, tài liệu và tiến trình dạy học, ngôn ngữ trong lớp học.

8

5

3

Tổng cộng

15

10

5

Chuyên đề 6: Quản lý lớp học

Sau khi hoàn thành chuyên đề, học viên cần đạt được:

  • Mô tả được các thành tố cần thiết trong quản lý lớp học;
  • Áp dụng được các nguyên tắc quản lý lớp học, sử dụng phù hợp ngôn ngữ trong lớp học để tạo một môi trường dạy và học tích cực và hiệu quả;
  • Phát triển thái độ tích cực trong giảng dạy và quản lý lớp học.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Các nguyên tắc quản lý lớp học.

– Các nguyên tắc quản lý lớp học phù hợp;

– Các thành tố quản lý lớp học hiệu quả.

8

5

3

2. Ngôn ngữ và hướng dẫn trong lớp học

– Phương pháp kiểm soát độ khó về ngôn ngữ sử dụng trên lớp học, tốc độ nói, độ chính xác;

– Cách đưa ví dụ, sử dụng cử chỉ và phương tiện trực quan, trình bày, diễn giải; ngôn ngữ tương tác trong lớp học.

Tổng cộng

15

10

5

Chuyên đề 7: Ứng dụng Công nghệ thông tin và khai thác, phát triển học liệu trong dạy học tiếng Anh

Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể:

  • Xác định được được các điều kiện, nguyên tắc để ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác và phát triển học liệu dạy học tiếng Anh; mô tả được quy trình phát triển học liệu trực tiếp và trực tuyến; các xu hướng áp dụng công nghệ trong dạy học tiếng Anh trong bối cảnh hiện tại và tương lai;
  • Xây dựng được các bài giảng điện tử, phát triển học liệu hiệu quả; áp dụng các kỹ thuật, công nghệ trong bài dạy để tạo sự hứng thú cho người học;
  • Phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu và khả năng sáng tạo trong quá trình áp dụng công nghệ trong thiết kế, thực hành giảng dạy và trong khai thác, phát triển học liệu.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Các điều kiện và nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác, phát triển học liệu

– Các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật;

– Nguyên tắc trong ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác, phát triển học liệu (tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật, v.v.).

2

1

1

2. Quy trình phát triển bài giảng điện tử và học liệu

– Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến (xác định học liệu, đối tượng người học, v.v);

– Tổ chức dạy học trực tuyến;

– Khai thác, phát triển học liệu trực tiếp và trực tuyến.

Tổng cộng

15

10

5

Chuyên đề 8: Kiểm tra, đánh giá

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:

  • Miêu tả được các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá; xác định được độ khó trong thiết kế các nhiệm vụ;
  • Xây dựng các hình thức đánh giá đa dạng để đánh giá năng lực người học thường xuyên và định kỳ; xây dựng được ý thức về sự công bằng trong đánh giá; báo cáo mức độ tiến bộ và kết quả học tập của

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Lý luận và một số nguyên tắc trong kiểm tra, đánh giá

– Khái niệm, bản chất và mục đích của kiểm tra đánh giá;

– Lý thuyết đo lường;

– Các nguyên tắc cơ bản của kiểm tra đánh giá ngôn ngữ.

3

2

1

2. Phương pháp về kiểm tra, đánh giá

– Các phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên;

– Các phương pháp kiểm tra, đánh giá định kỳ.

3

2

1

3. Xây dựng các công cụ kiểm tra, đánh giá

– Xác định được độ khó, xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá theo độ khó khác nhau trong thiết kế các nhiệm vụ học tập;

– Các hình thức thay thế bài kiểm tra, sử dụng bảng mô tả về yêu cầu cần đạt và các hoạt động tự phản hồi khác.

3

3

2

Tổng cộng

10

7

3

Chuyên đề 9: Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam

Sau khi học xong chuyên đề này, học viên có thể:

  • Hiểu được các đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của trẻ em Việt Nam khi học tiếng Anh;
  • Lựa chọn và vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, học liệu, kế hoạch dạy học, nghiệp vụ quản lý lớp học phù hợp với việc dạy tiếng cho trẻ em Việt Nam.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Đặc điểm của trẻ em Việt Nam khi học tiếng Anh

Các đặc điểm nhận thức, thể chất, cảm xúc, tâm sinh lý của trẻ em Việt Nam khi học ngoại ngữ.

3

2

1

2. Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam

– Phương pháp học lấy trẻ em làm trung tâm; phương pháp trải nghiệm trong ngữ cảnh thực tế, gần gũi, phù hợp với trẻ em;

– Phương pháp dạy phối hợp các tình huống, trò chơi, bài hát, vận động, thơ, truyện phù hợp, đơn giản gần gũi với cuộc sống của trẻ em.

5

3

2

3. Lựa chọn học liệu

– Nguyên tắc lựa chọn học liệu phù hợp với trẻ em;

– Yêu cầu đối với học liệu được sử dụng đối với trẻ em (tính an toàn, tính thẩm mỹ, tính giáo dục, v.v);

– Quy trình khai thác học liệu phù hợp với trẻ em (xây dựng kế hoạch bài dạy, tổ chức dạy học qua phần mềm).

4

3

1

4. Quản lý lớp học

– Các yếu tố quản lý lớp học hiệu quả đối với trẻ em;

– Ngôn ngữ và hướng dẫn trong lớp học đối với trẻ em (phương pháp sử dụng cử chỉ, phương tiện trực quan, trình bày, diễn giải; ngôn ngữ tương tác trong lớp học).

3

2

1

Tổng cộng

15

10

5

Chuyên đề 10: Phương pháp dạy tiếng Anh cho thanh – thiếu niên

Sau khi học xong chuyên đề này, học viên có thể:

  • Hiểu được các đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của thanh – thiếu niên Việt Nam khi học tiếng Anh;
  • Lựa chọn và vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, học liệu, kế hoạch dạy học, nghiệp vụ quản lý lớp học phù hợp với việc dạy tiếng Anh cho thanh – thiếu niên Việt Nam.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Hình thức và thời lượng tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1. Đặc điểm của thanh – thiếu niên Việt Nam khi học tiếng Anh

– Các đặc điểm nhận thức, thể chất, cảm xúc, tâm sinh lý của thiếu niên, thanh niên Việt Nam khi học ngoại ngữ;

– Động lực, mục đích, sở thích và thói quen học tập; cảm nhận và mong muốn của thanh – thiếu niên Việt Nam.

3

2

1

2. Phương pháp dạy tiếng Anh cho thanh – thiếu niên Việt Nam

– Phương pháp dạy học lấy đối tượng thanh – thiếu niên làm trung tâm;

– Phương pháp dạy học qua dự án;

– Phương pháp dạy học định hướng luyện thi.

5

3

2

3. Lựa chọn học liệu

– Nguyên tắc lựa chọn học liệu phù hợp với thanh – thiếu niên;

– Yêu cầu đối với học liệu được sử dụng đối với thanh – thiếu niên (tính an toàn, tính giáo dục, v.v);

– Quy trình khai thác học liệu phù hợp với thanh – thiếu niên (xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học qua phần mềm).

4

3

1

4. Quản lý lớp học

– Các yếu tố quản lý lớp học hiệu quả đối với thanh – thiếu niên Việt Nam;

– Ngôn ngữ và hướng dẫn trong lớp học đối với thanh – thiếu niên (phương pháp kiểm soát độ khó về tiếng Anh, tốc độ nói, độ chính xác; cách đưa ví dụ, sử dụng cử chỉ và phương tiện trực quan, trình bày, diễn giải; ngôn ngữ tương tác trong lớp học).

3

2

1

Tổng cộng

15

10

5

Phần II: Thực tập

Sau khi hoàn thành phần thực tập, học viên có thể:

  • Xây dựng được kế hoạch bài dạy, vận dụng được các kiến thức, phương pháp, kỹ năng giảng dạy trong việc thực hành dạy học thực tế tại trung tâm ngoại ngữ;
  • Điều chỉnh được kế hoạch, phương pháp, kỹ năng giảng dạy tiếng Anh phù hợp với các đối tượng người học khác nhau.

Nội dung và hình thức tổ chức, phân bổ chương trình như sau:

Nội dung

Số tiết

1. Kiến tập

– Dự giờ của các giáo viên có kinh nghiệm và quan sát việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật giảng dạy, quản lý lớp học và kiểm tra đánh giá trong lớp học thực tế;

– Trao đổi, thảo luận với giáo viên hướng dẫn về tiết dự giờ.

5

2. Thực tập

– Xây dựng kế hoạch bài dạy và được nhận xét, góp ý bởi giáo viên hướng dẫn;

– Thực hành giảng dạy với các đối tượng học sinh Việt Nam khác nhau và được nhận xét, góp ý bởi giáo viên hướng dẫn.

10

3. Viết chiêm nghiệm

Viết chiêm nghiệm (tự đánh giá, nhận biết về điểm mạnh và điểm yếu, v.v) của học viên khi thực hành tiết dạy, trong đó nhấn mạnh tới đặc điểm người học Việt Nam trong bối cảnh cụ thể (trung tâm ngoại ngữ).

5

Tổng số

20

Xem chi tiết Quyết định Chương trình đào tạo người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam.

4. Đơn vị thực hiện chương trình đào tạo người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam

Theo Quyết định này, các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo gồm các trường Đại học sư phạm có khoa Đào tạo, Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh; các cơ sở đào tạo, bồi dường có khoa đào tạo giáo viên tiếng Anh; cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.

don vi thuc hien chuong trinh dao tao nguoi nuoc ngoai dạy tieng anh tại viet nam

Giáo viên nước ngoài cần có chứng chỉ xác nhận đào tạo xác nhận hoàn thành chương trình

Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng nêu rõ các yêu cầu về nội dung, hình thức tài liệu đào tạo, yêu cầu về người biên soạn tài liệu, quy định về thẩm định tài liệu, yêu cầu đối với giảng viên và báo cáo viên. Cơ sở giáo dục được thực hiện nhiệm vụ đào tạo tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu và tổ chức đào tạo, báo cáo Bộ Giáo dục & Đào tạo kết quả đào tạo trước ngày 31/12 hằng năm, chịu trách nhiệm về chất lượng, các điều kiện đảm bảo thực hiện đào tạo và theo yêu cầu.

Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Các trung tâm ngoại ngữ, tin học cần chuẩn bị gì

Theo Quyết định số 4159/QĐ-BGDĐT được ban ngày ngày 06/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, các trung tâm ngoại ngữ, tin học sử dụng người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam cần lưu ý trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên là người nước ngoài. Ngoài các chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế như TEFL, CELTA, TESOL, … và bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc tương đương; các giấy tờ pháp lý, giấy phép lao động theo pháp luật của Việt Nam; giáo viên còn cần bổ sung chứng chỉ đài tạo dạy tiếng Anh được các Trường Đại học, các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện đào tạo cấp chứng nhận.

cac trung tam ngoai ngu tin hoc can chuan bị gi

Các trung tâm cần bổ sung đầy đủ giấy tờ, chứng nhận khi tuyển và sử dụng giáo viên nước ngoài

Các chủ trung tâm ngoại ngữ, tin học cần kiểm tra đầy đủ giấy tờ, hồ sơ và yêu cầu giáo viên nước ngoài bổ sung, cập nhật kịp thời theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tránh các trường hợp thiếu sót trong kiểm tra, rà soát.

Đây cũng là một chương trình nhằm nâng cao kỹ năng giảng dạy của giáo viên nước ngoài, cải thiện hiệu quả dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam, áp dụng các kỹ năng và kinh nghiệm giảng dạy phù hợp với thói quen học tập, tiếp thu và văn hóa của học viên tại Việt Nam.

Thông qua chương trình này, giáo viên nước ngoài hiểu được văn hóa Việt Nam, cải thiện về kỹ năng đứng lớp, kỹ năng truyền đạt và phát triển, học tập ngoại ngữ của người Việt Nam. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020″, định hướng tới năm 2025, nhằm thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng kiến tạo và hội nhập; nhằm đảm bảo đến năm 2025 đại đa số thanh niên Việt nam, cán bộ công chức, viên chức, nguồn nhân lực có đủ năng lực ngoại ngữ để sử dụng một cách độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc.

EIV Education đơn vị cung cấp giáo viên bản ngữ cho các trường học, trung tâm Anh ngữ với đội ngũ giáo viên chất lượng:

  • Giáo viên là người bản ngữ có quốc tịch Anh, Mỹ, Australia, Canada, Nam Phi, New Zealand, Iceland, …
  • Giáo viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng tại nước sở tại
  • Giáo viên có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế: CEFT, TEFL, TESOL, …
  • Giáo viên có hơn 2 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh
  • Giáo viên có đầy đủ giấy tờ pháp lý: Visa, hợp đồng lao động, …

Hiện nay, EIV đang hỗ trợ về thông tin và chương trình đào tạo người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam để hỗ trợ giáo viên bổ sung đầy đủ giấy tờ, thủ tục khi giảng dạy, giúp các trường học, trung tâm yên tâm hơn khi sử dụng giáo viên bản ngữ của EIV.

Quý trường, trung tâm có nhu cầu sử dụng giáo viên bản ngữ vui lòng liên hệ:

Hotline: 028 7309 9959

Email: info@eiv.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *