Việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên là rất cần thiết nhưng cũng gặp nhiều thách thức

nang-cao-nang-luc-ngoai-ngu-cho-sinh-vien

Vừa qua, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

EIV Education với hơn 13+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, cung ứng giáo viên nước ngoài cho trường học, trung tâm, cơ sở giáo dục,….  Nếu bạn đang có nhu cầu tìm giáo viên bản ngữ và thuê người nước ngoài dạy tiếng anh tại các trường học, trung tâm, cơ sở giáo dục liên hệ ngay đến Hotline: 028 7309 9959 để được tư vấn và lựa chọn giáo viên tốt nhất!

“Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo tiên tiến trên thế giới…”.

Theo Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, các quy định về việc dạy học và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác đang được áp dụng theo. Ngoài những ưu điểm khi dạy và học bằng ngoại ngữ tại một số địa phương vẫn còn có những hạn chế.

Vậy nên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo “Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục” để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học là cần thiết nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

day-manh-nang-cao-nang-luc-ngoai-ngu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Châu – Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho biết: “Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, dạy học bằng tiếng nước ngoài là mục tiêu đúng đắn giúp sinh viên cải thiện khả năng ngôn ngữ và chuẩn bị sẵn sàng cho việc gia nhập thị trường lao động quốc tế, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế mới, công nghệ cao.

Năm 2023, Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First công bố bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI ở 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Việt Nam xếp hạng thứ 58/113, ở trong nhóm có mức độ thông thạo tiếng Anh trung bình trên thế giới. Vậy nên, để có thể thực hiện thành công mục tiêu này, rất cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, của các Bộ, Ban, ngành, của cộng đồng.

Đặc biệt, cần có chiến lược đầu tư lâu dài hiệu quả từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước; khuyến khích, thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lưu Thùy Ngân – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) cũng đánh giá, việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học là điều quan trọng, đặc biệt với sinh viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Cô Ngân chia sẻ: “Rất nhiều sinh viên của Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), sau khi tốt nghiệp, đã làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các dự án có đối tác nước ngoài. Một bộ phận sinh viên đi du học để tiếp tục học lên thạc sĩ/tiến sĩ. Lĩnh vực công nghệ thông tin lại không ngừng phát triển bởi vậy yêu cầu cao về ngoại ngữ với người học là điều cần thiết.

Việc dạy một số học phần bằng ngoại ngữ tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện tiếng Anh chuyên ngành, hỗ trợ tích cực cho công việc sau này, cũng như mục tiêu nâng cao trình độ học vấn.

Thực tế, các sinh viên học chương trình liên kết quốc tế, dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh của nhà trường có năng lực ngoại ngữ và chuyên môn tốt nên được nhà tuyển dụng đánh giá cao”. Tuy vậy, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) cũng chia sẻ thêm, số lượng sinh viên có nhu cầu theo học các môn được giảng dạy bằng ngoại ngữ của nhà trường không nhiều, chỉ chiếm khoảng 5% số lớp được mở, ước lượng tương đối là 5% trên tổng số sinh viên.

Hơn nữa, không phải sinh viên nào cũng đảm bảo về đầu vào năng lực tiếng Anh. Vậy Nên nhà trường gặp một số khó khăn, khi có những sinh viên năm nhất chưa quen sử dụng tiếng Anh. Bởi vậy, nhà trường phải bố trí trợ giảng hỗ trợ thêm cho nhóm sinh viên này.

Đẩy mạnh chính sách thu hút người tài, nâng cao năng lực chuyên môn và ngoại ngữ cho giảng viên

Tại điểm b, Khoản 1, Điều 5, Chương II của dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục, có nêu rằng: “Giảng viên dạy tại các cơ sở giáo dục đại học phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Châu chia sẻ: “Việc quy định năng lực ngoại ngữ của theo dự thảo Nghị định là yêu cầu vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho các trường đại học trong việc chuẩn bị đội ngũ giảng viên đủ năng lực.

Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên hiện hữu đòi hỏi thời gian, nguồn lực đầu tư cho đào tạo và bồi dưỡng. Việc thu hút giảng viên có trình độ ngoại ngữ cao cũng không dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng về mặt nhân sự giữa các trường đại học.

Theo tôi, các trường đại học cần thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên hiện có để nâng cao trình độ theo tiêu chuẩn mới; tăng cường chính sách hấp dẫn để thu hút giảng viên có trình độ ngoại ngữ cao từ các trường khác hoặc từ nước ngoài; đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học và tổ chức giáo dục quốc tế để đổi mới chương trình đào tạo, đồng thời mở rộng cơ hội cho giảng viên tham gia các khóa học và hội thảo quốc tế, trao đổi giảng viên, sinh viên”.

Các trường tự chủ việc đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào của sinh viên là phù hợp

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Châu nhận xét: “Dự thảo Nghị định của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm cập nhật và khắc phục các vấn đề từ Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg.

Dự thảo này không chỉ phản ánh nhu cầu thực tiễn, mà còn đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập giáo dục quốc tế.

So sánh với Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg, dự thảo đã đề cập đến việc cải thiện và cụ thể hóa các quy định về điều kiện, về tiêu chuẩn ngoại ngữ của người dạy, cơ sở vật chất, và chất lượng giáo trình, nhằm khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và thiếu minh bạch trong quyết định cũ.

Nếu được thông qua, dự thảo Nghị định sẽ tăng cường tính linh hoạt và đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc áp dụng chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, phù hợp với từng trình độ và nhu cầu cụ thể của sinh viên và nhà trường”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *