Trong thời đại ngày nay mỗi chung ta cần có tư duy phản biện để nâng cao tính sáng tạo, nhìn nhận mọi việc theo hướng đa chiều. Tuy nhiên đây cũng là kĩ năng khó để học vì nó cũng tuỳ thuộc vào từng khả năng của mỗi người, vậy nếu bạn chưa biết rõ về kỹ năng này thì để EIV nói cho bạn biết về nó nhé!
Tư duy phản biện (critical thinking) là gì?
Kỹ năng tư duy phản biện là việc chúng ta đánh giá một quá trình công việc ở nhiều mức độ khía cạnh khác nhau, khi sự việc hiện tượng xảy ra chúng ta sẽ không vội vàng phán xét mà xem thử còn bỏ sót điều gì hay không hoặc có sự mâu thuẫn nào ở đây. Đây là những cách mà những người tư duy phản biện thường làm để nhìn nhận một sự việc, từ việc đánh giá nhìn nhận ở nhiều góc độ họ mới đưa ra đáp án kết quả.
Tầm quan trọng của tư duy phản biện
Xử lý thông tin logic
Tư duy phản biện giúp bạn xử lý thông tin mang tính logic hơn, biết chắt lọc thông tin cần thiết, phân tích thông tin nào sẽ mang lại lợi ích lớn cho bạn. Kỹ năng này giúp bạn có thể phân hoá thông tin cũng như cách dùng thông tin thông minh.
Đưa ra quyết định đúng đắn, thông minh
Khi bạn có tư duy phản biện bạn sẽ đưa ra quyết định cẩn thận, thông minh không bốc đồng. Sau khi cân nhắc thông tin bạn sẽ suy nghĩ để có thể đưa ra kết quả, lựa chọn đúng đắn không có sai sót
Thúc đẩy sáng tạo
Khi bạn tư duy phản biện sẽ thúc đẩy bạn suy nghĩ ý tưởng theo nhiều hướng đa chiều, tìm ra nhiều cách để giải quyết vấn đề. Tư duy sáng tạo giúp thúc đẩy sáng tạo cho bộ não của bạn từ đó làm cho não bộ của bạn được rèn luyện nhiều hơn.
Thúc đẩy nền kinh tế tri thức
Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ, robot dần chiếm đóng vị trí của con người thì chúng ta cần có tư duy phản biện phân tích mọi thứ ở hướng đa chiều chứ không nên cứng ngắc như robot. Và nhà tuyển dụng cũng yêu cầu cao đối với nhân sự có kỹ năng này để giải quyết vấn đề dưới cái nhìn đa chiều hơn.
Cải thiện kỹ năng thuyết trình
Tư duy phản biện giúp chúng ta có sự suy luận rõ ràng, logic điều này cải thiện về việc diễn đạt ý tưởng của bản thân. Khi thuyết trình bạn phải có những luận điểm luận chứng mang tính chính xác để có thể chứng minh được quan điểm của mình, bên cạnh đó kỹ năng này hỗ trợ việc diễn đạt ý của bạn một cách trôi chảy rõ ràng.
Các loại tư duy phản biện
Tư duy phản biện điều chỉnh
Là bạn có thể tự nhận thức được ý kiến, ý tưởng của mình là đúng hay là sai từ đó đó sửa lại đưa ra hướng cân bằng cho ý kiến đó. Bạn đánh giá lại các ý kiến từ đầu, xem xét nó nhiều lần sau đó mới phản bác lại
Tư duy phản biện ngoại cảnh
Mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ ý kiến khác nhau. Từ đó những ý kiến của họ sẽ lệch đi so với chân lý. Kiểu tư duy này trải qua 3 giai đoạn:
Nhận thức: nhận thức được vấn đề, sự khác biệt, dấu hiệu bất thường rồi tổng hợp ý kiến quan điểm dựa trên ý kiến của người khác.
Đánh giá: nhận thức được ý kiến của người khác sau cùng đánh giá ý kiến đó với của mình rồi rút ra quan điểm khách quan nhất.
Phản biện vấn đề: Dựa vào đánh giá, quan điểm phản biện lại các ý kiến sai lệch và đưa thông tin chính xác, có lập luận rõ ràng.
Đặc điểm người có tư duy phản biện
Có lập trường
Người có lập trường, có chính kiến không bị lung lay bởi những điều mà người khác nói là biểu hiện rõ của tư duy phản biện. Họ có xu hướng quan sát, xem xét sự việc và bản thân một cách kỹ lưỡng. Họ không dễ dàng bị lay động bởi những người xung quanh, lập trường họ vững vàng suy nghĩ chín chắn nên khi làm việc vô cùng cẩn thận chuẩn xác. Họ không sợ những người khác không thích lối suy nghĩ của bản thân mà sẽ duy tri lập trường đó
Có nhiều câu hỏi
Họ luôn có nhiều câu hỏi, nhiều nghi vấn cho một vấn đề, biểu thị cho thấy họ là người có sự sáng tạo luôn nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Vì họ có nhiều góc nhìn nên họ có nhiều câu hỏi, từ những câu hỏi đó để đi tìm câu trả lời. Họ đặt ra câu hỏi cho bản thân để đi tìm câu trả lời như vậy không phải lối mòn mà có nhìn hướng để đi tìm cách giải quyết vấn đề
Tự tin
Họ luôn tự tin đứng dậy bảo vệ chính kiến của bản thân mình, không dễ gì có thể lung lay được, họ có thể bảo vệ ý kiến của mình đến cùng nhưng cũng sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân sau mọi sai lầm. Họ dám đứng lên nói lên tiếng nói của mình, suy nghĩ của bản thân dù biết nó có thể sai nhưng vì bản thân họ là người có chính kiến hơn hết là họ tự tin thì việc nói lên suy nghĩ bản thân cũng không có gì là phải sợ. Điều họ muốn là cách giải quyết vấn đề vậy nên khi họ nói lên suy nghĩ của mình người khác có thể hiểu hoặc đóng góp ý kiến của họ.
Tư duy đột phá
Họ không bị gò bó, khuôn mẫu một lối suy nghĩ mà luôn vượt qua ranh giới để tìm ra được sự thật, những ý tưởng mà họ nghĩ ra thậm chí những người xung quanh chưa từng nghĩ đến. Đó cũng là một biểu hiện của tư duy phản biện, trên thế giới cũng có vô số người nổi tiếng làm được những điều như thế.
Bắt đầu một việc có lý do rõ ràng
Họ sẽ bắt đầu một công việc khi đã tìm hiểu được vấn đề, có lý do rõ để làm nó chứ sẽ không vì người khác nói như vậy mà làm theo. Họ sẽ không làm gì một cách ngẫu nhiên mà luôn phải chắc chắn với lý do của bản thân mới bắt tay vào làm. Khi đã có một lý do thúc đẩy mình thì họ không ngần ngại thử để giải quyết vấn đề, hoặc khi muốn học làm điều gì họ cũng sẽ muốn trải nghiệm để được học thêm nhiều kiến thức hơn
Luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo mới mẻ
Những người có tư duy phản biện có những ý tưởng mang tính đột phá, sáng tạo. Họ không đi theo khuôn mẫu mà sẽ thiên hướng làm việc có sáng tạo, họ không làm việc theo một khuôn mẫu nhất định mà có thể sắp xếp theo suy nghĩ của họ miễn là công việc được đảm bảo. Vì họ có nhiều góc nhìn nên họ sẽ luôn đầy sự sáng tạo trong đầu, khi làm việc họ luôn muốn làm công việc nhiều có thể thoả mãn sự sáng tạo của cá nhân.
Bị thu hút mọi thứ xung quanh
Bạn sẽ không ngừng muốn học hỏi khám phá mọi thứ, đây là cách để phát triển thúc đẩy tư duy của bản thân. Bạn cũng có biểu hiện hỏi về cách những thứ bạn chưa từng biết hoạt động như thế nào, từ đó kích thích sự hứng thú của bản thân sau cùng sẽ tìm hiểu về những thứ đó. Những tình huống xảy ra mang tính phức tạp khiến nhiều người không muốn để ý lại thu hút họ, họ thích va chạm để được trải nghiệm học hỏi, không chỉ những vấn đề tình huống xảy ra mà những thứ họ muốn học dù có khó đến đâu thì họ vẫn bị thu hút. Đây là cách những người có tư duy phản biện học hỏi trau dồi kỹ năng của mình
Dễ dàng tiếp xúc với những người không có cùng quan điểm
Bạn có thể mạnh mẽ dứng lên bảo vệ ý kiến của bản thân nhưng cũng thoải mái tiếp xúc lắng nghe ý kiến từ người khác, đây là cách bạn hiểu thêm nhiều luồng ý kiến mới, biết được những cách nhìn đa chiều của người khác, từ đó có thêm nhiều thông tin để phân tích. Họ tôn trọng những người khác quan điểm vì họ nghĩ rằng cần có sự nhìn nhận từ nhiều phía chứ không phải mỗi một góc nhìn của bản thân, đây là lúc họ xem xét thử cách nhìn của mình có đúng không.
Luôn trau dồi kiến thức của bản thân
Không ngừng học hỏi tìm kiếm là cách bạn bồi đắp thêm cho nền tảng kiến thức của mình. Với những người có tư duy phản biện luôn cố gắng tìm ra sự thật nên lượng kiến thức họ thu thập được cũng rất là nhiều, trong quá trình đó họ đã có được lượng thông tin ở trong tay. Kiến thức hay thông tin đối với họ là những thứ cần thiết để biết và hiểu về một sự việc hay hiện tượng nên họ sẽ luôn cố gắng trau dồi kiến thức của mình.
Luôn chọn sự thật
Họ luôn đề cao sự thật, giá trị mà sự vật sự việc đem lại. Họ không bị vẻ bề ngoài của nó thu hút mà chính giá trị của nó mang lại ví dụ như mua một sản phẩm họ quan tâm đến công dụng của nó chứ không phải vẻ hào nhoáng của sản phẩm. Sự thật có như thế nào thì họ vẫn lựa chọn chứ không vì những điều kiện ngoại cảnh mà lựa chọn những điều sai sự thật. Tuy nhiên ngày nay khi thế giới có sự biến chất thì một số người dù họ có tư duy phản biện nhưng họ vẫn chọn sai sự thật để đưa ra kết luận, mong bạn khi học tư duy phản biện hay là người có tố chất thì không như vậy.
Tính kiên nhẫn, kiên định
Họ luôn kiên nhẫn tìm kiếm thông tin để giải quyết được vấn đề, họ không dễ dàng bỏ cuộc khi chưa tìm ra được đáp án. Họ có niềm tin chắc chắn với những gì mình suy luận không dễ lung lay bởi những điều người khác nói mà thay đổi quan điểm của bản thân. Đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện vì tính kiên định của họ rất cao, đã theo đuổi thì phải theo đến cùng không vì những khó khăn mà bỏ cuộc giữa chừng.
Cách cải thiện tư duy phản biện
Nhìn nhận mọi việc khách quan
Khi một sự việc xảy ra bạn không nên chỉ nhìn nó theo một hướng hoặc cảm tính mà nên đặt mình là người thứ 3 để nhìn nó một cách đa chiều. Khi nhìn nó một cách khách quan bạn sẽ nhìn mọi thứ rõ ràng hơn, suy nghĩ lý tính hơn và không mang tính chủ quan hoặc bênh vực ai cả. Cách này nên rèn luyện với bất cứ tình huống xảy ra kể cả khi vấn đề đó bạn đang gặp phải, bạn cũng nên đứng về phía đối phương để xem thử cảm nhận của họ.
Đặt ra những câu hỏi
” Tại sao lại như vậy?”,” Hình như không đúng?”,” Có nên làm như vậy không?”… bạn có thể đặt ra vô vàn câu hỏi cho một tình huống, những người có tư duy phản biện họ sẽ không vội vàng kết luận mà luôn có nhiều câu hỏi để nhìn vấn đề từ nhiều hướng hơn. Những câu hỏi bắt bạn phải suy nghĩ, tìm kiếm thêm thông tin, lúc đó bạn sẽ thu thập kha khá tin tức sau đó mới đưa ra kết luận. Nên cách này giúp bạn có thêm thông tin hơn tránh việc kết luận sớm ai đúng ai sai.
Tư duy ngược
Là cách bạn suy nghĩ vấn đề ngược lại như là A -> B thì bạn có thể suy ngược lại B -> A, nếu bạn thấy B -> A nó không khả thi thì bạn sẽ chắc chắn hơn cho A -> B. Lối suy nghĩ này giúp bạn suy luận vấn đề một cách cặn kẽ hơn, tìm được đáp án nhanh hơn. Suy nghĩ ngược lại vấn đề để tìm được ra những lối suy nghĩ khác không chỉ đi theo con đường mòn, một số câu hỏi như tại sao không đi hướng này, có nên quay lại cách khác không,…. Tư duy ngược là lối tư duy ngược lại so với thông thường thay vì đưa ra một mục tiêu cơ bản và tìm ra cách giải quyết thì tư duy ngược làm điểu ngược lại.
Luôn có dẫn chứng
Mọi suy luận hay đưa ra kết quả luôn phải có dẫn chứng chứng minh nó, các chứng cứ của bạn cũng phải được suy xét thật cẩn thận vì đôi lúc bạn quá vội vàng nên chứng cứ cũng chỉ mang tính chất cảm tính. Các câu hỏi bạn có thể suy nghĩ như dẫn chứng của vấn đề này nằm ở đâu, dẫn chứng này có đúng không, dẫn chứng này chứng minh cho điều gì…. Càng nhiều dẫn chứng thì bạn sẽ tìm được đích đến càng nhanh hơn.
Không nên dễ dàng thoả hiệp, kết luận sớm
Người không có tư duy phản biện họ sẽ nhanh chóng chấp nhận một đáp án không có sự rõ ràng hay chứng cứ mà ngược với người có tư duy phản biện họ sẽ không nhanh chóng chấp nhận đáp án của người khác mà sẽ tìm hiểu suy luận để tìm kiếm một hướng mới, vì họ tin sự thật sẽ là cái khác chứ không phải như những gì người khác nói. Bạn có thể nhìn thấy kết quả trước mắt nhưng khoan hãy vội kết luận mà nên suy nghĩ lại nhiều lần nữa, thêm nhiều câu hỏi nữa để xem kết quả có chắc chắn không.
Hãy kiên định
Khi bạn đã có một đáp án đầy đủ chứng cứ nhưng có người phản bác lại thì bạn nên kiên trì bảo vệ ý kiến của mình và giải thích rõ ý kiến cá nhân. Kiên định không có nghĩa là cứng đầu mà bạn chỉ đang bảo vệ ý kiến của mình, nhưng nếu như bạn nhận thấy được ý kiến của mình có vấn đề thì sẽ chấp nhận mình đã sai và sửa lại. Kiên định tin tưởng vào những suy luận của mình cho đến cuối nhưng bạn nên nhớ không gì có thể chắc chắn cả nên khi đã đi đến kết quả thì nên thử lại nhiều lần để làm tăng phần chắc chắn hơn
Tự nhìn nhận
Mỗi ngày khi kết thúc suy luận bạn nên suy xét lại những thứ mình suy luận có đúng không, có vướng mắc phần nào không. Khi nhìn lại toàn bộ mọi thứ bạn sẽ có thể suy xét cái nào đúng cái nào sai cần loại bỏ. Xem xét được điểm mạnh, cần cải thiện gì. Muốn cải thiện nhiều thì bạn nên học cách lắng nghe sau mỗi lần mình sai hướng hoặc nếu không ai khuyên bạn thì bạn có thể tự mình nhìn lại những điều mìnhđã sai và đặt câu hỏi tại sao để tìm ra lỗ hổng của bản thân, đây là cách giúp bạn trở nên tốt hơn sau mỗi lần đưa ra suy nghĩ sai
Trải nghiệm nhiều hơn
Bạn nên có nhiều trải nghiệm để nâng cao tư duy phản biện của bản thân. Khi tiếp xúc được nhiều vấn đề, nhiều người bạn có cơ hội để được suy luận tìm kiếm sự thật, học hỏi từ người khác cũng là cách để rèn luyện sự nhạy bén của mình. Không phải cứ đọc mỗi sách là có thể học được kỹ năng tư duy phản biện mà bạn nên có nhiều trải nghiệm cọ xát với những tình huống thực tế để thực hành, nếu trong môi trường bạn sống không có nhiều cơ hội để bạn trải nghiệm thì có thể tìm đến những tình huống qua các app rèn luyện tư duy phản biện
Tư duy phản biện không phải là có sẵn
Kỹ năng này không phải bẩm sinh là có sẵn mà nó được tập luyện rèn luyện từng ngày, vì không phải ai cũng giỏi từ đầu mà nó cần thời gian để từ từ phát triển. Mỗi ngày từng chút một bạn sẽ mài dũa được kỹ năng này được sắc bén hơn, bên cạnh đó không chỉ tư duy của bạn phát triển mà bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm bài học cho bản thân nhiều hơn. Cũng như cách trên bạn nên trải nghiệm thực tế nhiều hơn để nâng cao kỹ năng của mình, hoặc học từ đầu thì cũng chẳng có gì là muộn cả, với những tip mà EIV đã gửi đến bạn thì cũng đủ để bạn có kiến thức về nó
Học từ người khác
Lắng nghe học hỏi từ người khác để biết mình đang đúng hay sai, việc học hỏi từ người khác giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn và nó và trải nghiệm hay ho nên bạn nên tận dụng để có thêm nhiều kiến thức hơn. Bạn có thể học lý thuyết qua sách nhưng nếu muốn nhìn rõ thực tế hơn thì nên học thêm từ người khác. Những người họ có kinh nghiệm có thể dạy qua các khoá học hoặc miễn phí nhưng đều là cơ hội cho bạn để lắng nghe từ những người có bề dày hiểu biết về kỹ năng tư duy phản biện. Khi học từ họ bạn có thể vận dụng cho mình vì kiến thức là vô vàn nên bạn có nhiều cách để học.
Thực hành tạo nhiều suy nghĩ hơn
Nên tập tự tư duy, tự suy nghĩ và nghiên cứu. Điều này giúp bạn phát triển tư duy, khả năng phân tích. Tập cách suy nghĩ xây dựng tư duy logic, khi vấn đề xảy đừng vội vàng mở lời đưa ra kết luận phán xét mà nên im lặng quan sát tư duy để nhìn nhận vấn đề, dành thời gian để suy nghĩ thấu đáo hơn vấn đề càng suy nghĩ kĩ bạn mới tìm được cách giải quyết đúng.
Gợi ý một số sách nói về tư duy phản biện
Cẩm nang tư duy phản biện: Khái niệm và công cụ (critical thinking: concept and tools)
Cuốn sách nằm trong bộ 6 cuốn về tư duy phản biện, trong 46 trang bạn sẽ khám phá tư duy phản biện đầy thú vị và sâu sắc. Cuốn sách trình bày dễ hiểu nhất để người đọc có thể học và áp dụng được vào thực tiễn. Quyển cẩm nang này tập trung vào bản chất và khái niệm của công cụ tư duy phản biện. Những kỹ năng chung của cẩm nang được áp dụng cho mọi chủ đề. Sử dụng những nguyên tắc này một cách thuần thục như một bản năng thứ 2 sẽ giúp bạn đạt được thành công nổi trội.
Tư duy nhanh và chậm ( thinking fast and slow)
Cuốn sách được viết bởi nhà tâm lý học Daniel Kahneman , tác phẩm nói về tính hợp lý và phi lý của con người trong tư duy. Cuốn sách được chia làm hai phần vô cùng thú vị về hai mặt thú vị của tư duy. Một phần là tư duy nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn; phần còn lại hướng đến tư duy chậm, ít khi được sử dụng, dùng logic và ý thức. Trong tác phẩm Tư Duy Nhanh và Chậm, tác giả đưa ra và phân tích lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến sự nhận thức của của con người là Hệ thống 1 gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức; Hệ thống 2 gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi ít nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic có tính toán và ý thức. Daniel Kahneman chứng minh rằng, con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là ghĩ chậm, vì vậy cuốn sách chỉ ra những sai lầm của con người khi suy nghĩ theo cơ chế tư duy nhanh
Lối mòn của tư duy cảm tính
Toàn bộ cuốn sách là những nhận định khách quan giải thích cho hàng loạt những hành vi cảm tính, đồng thời giới thiệu về các phương pháp giúp chúng ta hạn chế và loại bỏ những tác động tiêu cực của lối tư duy này. Sau khi đọc xong cuốn sách, bạn sẽ hiểu rõ những yếu tố nào đang tác động đến quyết định của mình để sau đó đưa ra được những quyết định đúng đắn, khách quan hơn cho cuộc đời mình. Lối mòn của tư duy cảm tính không chỉ giúp bạn thay đổi quan niệm về thế giới xung quanh mà còn giúp bạn thay đổi cách tư duy của chính mình. Với Lối mòn của tư duy cảm tính, hai tác giả Ori và Rom mang đến cho người đọc những nhận định khách quan, giải thích cho hàng loạt các hành vi cảm tính đồng thời giới thiệu về các phương pháp có thể giúp chúng ta chế ngự và vượt qua những tác động tiêu cực của lối tư duy này.
Vậy bạn đã hiểu được tư duy phản biện là thế nào chưa? Nếu bạn đã nắm được kiến thức về kỹ năng này rồi thì hãy bắt tay vào thực hành luôn nhé. Bên cạnh đó nếu bạn đang cần hỗ trợ việc học tiếng Anh bạn có thể tham khảo thêm khoá học: Tiếng Anh cho người đi làm của EIV nhé. Liên hệ ngày EIV Education để nhận được tư vấn nhé bạn!