Học Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn

Học Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn

Khách sạn là nơi nghỉ ngơi của du khách, gia đình hoặc doanh nhân sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Bên cạnh đó, dịch vụ khách sạn cũng là nơi cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lao động. Nếu làm việc trong lĩnh vực này, đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng đặc biệt, cụ thể là thành thạo kỹ năng nói Tiếng Anh.

Tại sao nên học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn?

Dịch vụ khách sạn là một dịch vụ chuyên biệt

Không phải bất kỳ khách du lịch nào cũng biết tiếng bản địa, nhưng chắc chắn rằng họ sẽ biết Tiếng Anh, dù là chút ít. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới, là ngôn ngữ chung của nhiều quốc gia.

Tuy vậy nhưng tiếng Anh được sử dụng trong lĩnh vực khách sạn không phải là tiếng anh thông thường. Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn sẽ mang tính chất trang trọng và lịch sự, bên cạnh việc bao hàm nhiều tiếng anh chuyên ngành được lặp đi lặp lại nhiều lần.

tiếng Anh chuyên ngành khách sạn

Dịch vụ khách sạn phát triển tỉ lệ thuận với nhu cầu nghĩ dưỡng của du khách (Ảnh-Internet)

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra điểm khác biệt giữa tiếng Anh chuyên ngành khách sạn và tiếng anh thông thường. Bạn sẽ biết được việc học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn sẽ giúp ích gì cho bạn và công việc.

Xác định được mục tiêu học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn

Nếu bạn quan tâm đến bài viết này, có thể bạn sắp hoặc đang làm việc trong ngành dịch vụ khách sạn. Hoặc bạn cảm thấy hứng thú với việc học hỏi thêm kiến thức về nó. Nhưng dù sao đi chăng nữa, thì chắc bạn có một gì đó quan trọng khiến bạn thôi thúc muốn học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn đúng không??

Học tiếng anh với mục đích rõ ràng sẽ khiến việc học trở nên đơn giản hơn và bạn sẽ cố gắng tập trung hơn. Thay vì học hỏi các từ vựng mới không cần thiết, bạn chỉ nên tập trung vào các từ vựng liên quan đến tiếng Anh chuyên ngành khách sạn. Thay vì nói chuyện những mẫu thoại ngắn, bạn chỉ quan tâm việc trả lời câu hỏi của những vị khách của mình.
Mục đích sẽ xác định kết quả học tập của bạn, cho bạn một mục tiêu để vươn tới. Nếu không có mục tiêu học tập, bạn sẽ cảm thấy bị lấn át, không tập trung vào những gì mình cần.

tiếng Anh chuyên ngành khách sạn

Xác định mục tiêu trước khi học (Ảnh-Internet)

Vậy mục tiêu sẽ là gì? EIV đã liệt kê một số mục tiêu cho bạn để bắt đầu vào việc học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn ngay và luôn nhé!

  • Học những lợi ích khi làm việc trong ngành khách sạn.
  • Học sự khác biệt giữa tiếng anh thông dụng và tiếng anh chuyên ngành khách sạn.
  • Tìm ra được cách học tiếng anh dịch vụ.

Những lí do cho việc học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn

Theo trang Face the Fact, chỉ riêng “ngành công nghiệp khách sạn” (hospitality industry) đã tạo ra gần 300,000 công việc năm 2011. “Hospitality” ám chỉ đến ngành công nghiệp lớn bao gồm dịch vụ cung cấp thức ăn và chỗ ở.

  • Dịch vụ khách sạn đang phát triển trên toàn thế giới. Ngày càng nhiều người tìm kiếm công việc khách sạn và du lịch. Bởi vì loại hình dịch vụ này cung cấp nhiều vị trí công việc khác nhau với mức thu nhập khá ổn định, đảm bảo được đời sống của người lao động. Thêm nữa, môi trường khách sạn cũng là nơi rất tốt để làm việc.
  • Cơ hội làm việc và gặp gỡ với những con người tuyệt vời: Các nhân viên được tuyển dụng ở khách sạn luôn có những tiêu chuẩn đặc biệt, ví dụ như có tính cách mạnh mẽ và lịch sự. Không những thế, bạn còn có thể gặp mặt nhiều người trên toàn thế giới: những doanh nhân, người nổi tiếng trên toàn thế giới.
  • Có nhiều cơ hội phát triển. Bạn có thể chuyển công việc tại khách sạn thành cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, nơi bạn có thể trở thành quản lí con người hay quản lí các dự án, nghe có vẻ tốt hơn là việc ngồi làm tại một vị trí suốt đời.
  • Công nghiệp khách sạn luôn ổn định. Cho dù các ngành khác có thay đổi hay không, nhưng mọi người sẽ luôn cần khách sạn, một nơi để nghỉ ngơi khi họ không tiện ở nhà.

tiếng Anh chuyên ngành khách sạn

Học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn mang đến cho bạn những cơ hội thăng tiến trong cuộc sống (Ảnh-Internet)

 

Tiếng Anh chuyên ngành Khách sạn khác với tiếng anh thông thường như thế nào?

Nếu bạn làm việc tại khách sạn, công việc của bạn là đảm bảm cho khách hàng của mình một nơi ở tốt, và có những trải nghiệm tốt nhất tại khách sạn của bạn. Cho dù bạn là người giữ cửa, tiếp tân hay bất kì vị trí công việc nào, bạn đều phải cần biết Tiếng Anh chuyên ngành. Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn khác với tiếng Anh thông thường như thế nào? Cùng EIV Education tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

Làm việc tại khách sạn đồng nghĩa bạn phải lặp lại câu nói rất nhiều lần. Thậm chí có những câu nói bắt buộc bạn phải lặp đi lặp lại cả ngày trời. Ví dụ như :

“I hope you enjoyed your stay. How will you be paying today?” (Tôi hy vọng là bạn thích căn phòng. Bạn sẽ thanh toán như thế nào?)

Đây cũng là một tin tốt nếu như bạn lo lắng về việc sai sót trong câu nói của mình vào những ngày đầu tiên đi làm. Càng giao tiếp với nhiều người, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn và cảm thấy tự tin hơn, và khả năng nói tiếng anh của bạn sẽ trở nên mượt mà..

Những câu nói thông dụng:

  • “I hope you ẹnioyed your stay” – Khi khách của bạn sắp rời đi.
  • “Please let me know if you need any assistance” – Khi bạn hỏi nhu cầu của khách hàng.
  • “Everything is in order.” – Mọi thứ đều ổn.
  • “I can show you to your room.” – Dẫn khách lên phòng.

tiếng Anh khách sạn

Làm trong môi trường khách sạn, dù bạn là ai, ở vị trí nào thì bạn đều bắt buộc phải biết tiếng Anh (Ảnh-Internet)

Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn mang tính trang trọng và lịch sự.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở trong một khách sạn đẹp đẽ, tiếp tân chào hỏi bạn:

  • “Welcome to our hotel. How may I be of assistance today? – “ Chào mừng bạn đến với khách sạn của chúng tôi. Tôi có thể giúp gì được cho bạn?”

Cũng trong tình huống đó, nếu tiếp tân nói:

  • “Hey there, how’s it going? You need something?” – “Chào, bạn sao rồi? Bạn cần gì không?”

Không giống nhau chút nào, đúng không? Làm việc tại khách sạn đồng nghĩa bạn phải sử dụng những từ ngữ trang trọng hơn, cho dù bạn đang nói chuyện với ai thì mọi du khách đều đáng để nhận được sự phục vụ tiêu chuẩn cao.

Ví dụ:

  • “How may I be of assistance?” thay vì “How can I help?”
  • “Breakfast is complimentary” thay vì “Breakfast is free.”
  • “I’m sorry, there are no vacancies at the moment” thay cho “Sorry, we have no free rooms”.

 

Công việc của bạn là trả lời câu hỏi và các yêu cầu.

Trong môi trường bình thường, bạn có thể được hỏi về sở thích của bạn hoặc những câu hỏi cá nhân. Nhưng ở môi trường khách sạn, bạn sẽ phải trả lời cho những câu hỏi về khách sạn và mọi thứ xung quanh khách sạn.

tiếng Anh khách sạn

Bạn luôn phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến câu hỏi, yêu cầu (Ảnh-Internet)

Vì vậy việc học tiếng anh chuyên ngành khách sạn không chỉ là học tiếng anh, nó đòi hỏi phải học mọi thứ liên quan tới khách sạn của bạn và địa phương bạn.

Trong những khách sạn, khách hàng thường đưa ra nhiều yêu cầu, và công việc của bạn hầu hết là hiểu được những nhu cầu ấy và đáp ứng một cách trọn vẹn và nhanh chóng. Và cách tốt nhất để bạn hiểu nó là lặp lại nó theo cách nói của bạn.

Ví dụ: Khi ai đó nó nói:

  • “I’d like a wake-up at 7.” – “Tôi muốn thức dậy vào lúc 7 giờ sáng”’

Bạn có thể trả lời :

  • “So you would like me to call you at 7 to wake you up?” – “Vậy bạn muốn tôi đánh thức bạn vào 7 giờ sáng?”

Có kiến thức tiếng anh giúp bạn xử lý các tình huống khó khăn theo cách lịch sự.

Hầu hết trong mọi tình huống, nhân viên khách sạn phải luôn giữ phép lịch sự, kể cả khi xảy ra những vấn đề khó khăn và mọi thứ trở nên hỗn loạn. Khi đó, bạn nên giữ bản thân bình tĩnh và lịch sự, giải quyết sự việc đó với khuôn mặt vui vẻ.

Luôn có những ngôn từ thích hợp khi bạn muốn kiểm soát các vấn đề. Ví dụ:

“I’m sorry to hear that you’re not happy with your room, please, let me know what I can do to help make your stay more enjoyable.”

tiếng Anh khách sạn

Luôn giữ thái độ hòa nhã, lịch sự với khách hàng là yếu tố bắt buộc của những người làm dịch vụ khách sạn (Ảnh-Internet)

Một số câu thông dụng:

  • “I’m sorry our concierge forgot to give you a wake-up call this morning. Will you accept a voucher for a free meal at our restaurant by way of apology?”
  • “I understand that you wanted to use the business center, but it is closed for the day, Would you be wiling to use a vacant suite as an alternative?”
  • “I will be happy to let you speak to my manager. Please take a seat and I will get in contact with her.”

Tiếng anh chuyên ngành khách sạn rất đơn giản.

Là một nhân viên khách sạn, bạn sẽ tiếp xúc rất nhiều người nước ngoài, kể cả người không phải là người bản địa, nghĩa là bạn sẽ tiếp xúc với các cấp độ tiếng anh khác nhau, và bạn đòi hỏi phải hiểu tất cả mọi khách hàng đó. Đó là lý do tại sao tiếng Anh chuyên ngành khách sạn rất đơn giản. Chỉ cần bạn giữ lời nói của mình một cách lịch sự và rõ ràng, bạn đã làm tốt công việc của mình.

Học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu? Làm sao để nâng tầm tiếng Anh của nhân viên khối ngành dịch vụ khách sạn? Nếu bạn đã theo dõi 3 bài viết của chúng tôi trước đó, thì hãy tiếp tục theo dõi những thông tin ngay dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé!

Học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn như thế nào để hiệu quả?

Các khoá học tại khách sạn

Một số khách sạn sẽ cung cấp các chương trình đào tạo tiếng anh cho nhân viên, nếu bạn đang làm việc tại khách sạn. Các chương trình này có thể là một phần việc training, hoặc là khách sạn sẽ yêu cầu bạn học.

Làm những công việc tương tự

Nếu bạn chưa làm việc tại khách sạn, bạn có thể chuẩn bị cho kỹ năng tiếng anh của bạn bằng các tìm một công việc với những kỹ năng tương tự. Ví dụ như thư ký, tiếp tân, nhân viên tiếp thị sẽ giúp bạn tiếp xúc với tiếng Anh tương tự như tại khách sạn. Và nó có thể giúp bạn có một CV tốt hơn.

tiếng anh khách sạn

Học tiếng Anh từ bạn bè cũng là phương pháp hữu hiệu giúp tăng phản xạ trong giao tiếp (Ảnh-Internet)

Học tiếng Anh từ bạn bè

Nếu như bạn không có cơ hội với những phương pháp trên, bạn cũng có thể thực hành với bạn bè của mình. Đóng vai là người khách và nhân viên khách sạn. Luyện tập mỗi ngày hoặc hàng tuần để nâng cao khả năng phản xạ, cũng như trao đổi kiến thức chuyên môn cũng là cách hiệu quả để nâng cao.

Học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn tại EIV Education

Nếu bạn đang học tiếng anh để nâng cao cơ hội việc làm của bạ thì tiếng Anh chuyên ngành khách sạn có thể là cơ hội tốt nhất để bạn đạt được điều đó. Nhớ rằng, việc học tiếng anh chuyên ngành chỉ là gợi ý nếu như bạn muốn làm việc trong dịch vụ khách sạn. Nếu như bạn học cả tiếng anh thông dụng và tiếng anh chuyên ngành, bạn sẽ dễ dàng tìm được một công việc, hoặc là làm việc tốt hơn trong lĩnh vực này.

11 B

Đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm là thế mạnh của EIV Education (Ảnh-EIV)

Khoá học lấy thực hành làm tôn chỉ nâng cao kỹ năng, kiến thức cho từng học viên. Giáo viên sẽ tích hợp để từng học viên có thể giải quyết các tình huống khác nhau với từng du khách, từng đối tượng. Từ đó có cái nhìn khái quát để đưa ra những lời khuyên, sửa đổi sao cho phù hợp.

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành khách sạn

Từ vựng về loại phòng và giường trong khách sạn

Single room: Phòng đơn

Double room: Phòng đôi

Twin room: Phòng gồm có 2 giường đơn

Triple room: Phòng gồm có 3 giường nhỏ hoặc 1 giường lớn + 1 giường nhỏ dành cho 3 người

Quad room: Phòng thiết kế cho 4 người

Suite: dãy phòng

President Suite/Presidential Suite: Phòng tổng thống

Standard room: Phòng tiêu chuẩn

Superior room: Phòng có chất lượng cao

Deluxe room: Phòng bố trí có view đẹp, tầng cao

Suite room: Phòng cao cấp

Connecting rooms: Phòng thông nhau với phòng khác

Adjoining rooms: Hai phòng liền kề chung một vách tường

Adjacent rooms: Phòng gần nhau

Cabana: Phòng kế bên hồ bơi

Smoking/ Non-Smoking Room: Phòng hút thuốc/ không hút thuốc

Single bed: Giường ngủ đơn

Double bed: Giường ngủ đôi

Queen size bed: Giường ngủ đôi lớn, đủ cho 2 vợ chồng và 1 con

King size bed: Giường cỡ đại

Super king size bed: Giường ngủ siêu lớn

California king bed: Giường ngủ trong các khách sạn 5 sao

Extra bed: Giường phụ

Gym: Phòng tập thể hình

Games room: Phòng chơi trò chơi

Vacancy: Phòng trống

Cabana: Phòng có bể bơi/ bể bơi liền kề phòng

Apartment: Dạng căn hộ nhỏ

Sauna: Phòng tắm hơi

Từ vựng về các trang bị và tiện nghi trong khách sạn

Heater: Bình nóng lạnh

Amenities: Đồ dùng 1 lần

Air conditioning: Máy điều hoà

Heating: Hệ thống sưởi

Bathroom: Nhà tắm

Internet access: Đường truyền truy cập Internet

Wireless printing: Máy in không dây

Fan: Quạt

Balcony: Ban công

Patio: Đồ nội thất ở trong khách sạn

Complimentary: Những đồ dùng miễn phí

Bathtub: Bồn tắm

Shower: Vòi hoa sen

Towel: Khăn tắm

Robes: Áo choàng

Toiletries: Vật dụng vệ sinh cá nhân

Hair dryer: Máy sấy tóc

Sink: Bồn rửa mặt

Soap: Xà phòng

Lamp: Đèn ngủ

Executive desk: Bàn làm việc

Kitchenette: Bếp nhỏ

Microwave: Lò vi sóng

Mini-fridge: Tủ lạnh mini

Coffee machine: Máy pha cà phê

Room service: Phòng dịch vụ

Turndown service: Dịch vụ chỉnh trang cho phòng

Curtains: Rèm cửa

Television: Ti vi

Safe: Két sắt

Pull-out sofa: Ghế sofa có thể kéo ra

Armchair: Ghế bành

Linens: Khăn trải giường

Iron and ironing board: Bàn ủi

Bar: Quầy bar

Airport shuttle: Xe đưa đón ra sân bay

Parking: Bãi đỗ xe

Buffet: Tiệc ăn tự chọn

High chairs: Ghế em bé

Ice machine: Máy làm đá

Vending machine: Máy bán hàng tự động

Wheelchair accessible: Ghế dành cho người khuyết tật

Swimming pool: Bể bơi

Spa: Phòng spa

Laundry: Giặt là

Dry cleaning: Giặt khô

Indoor pool: Bể bơi bên trong khách sạn

Sauna: Phòng xông hơi

Từ vựng về vị trí nghề nghiệp trong ngành khách sạn

Receptionist: Lễ tân

Bellboy/ bellhop/ porter: Nhân viên phụ trách hành lý

Hotel manager: Quản lý khách sạn

Waiter: Nhân viên phục vụ

Accountant: Kế toán

Chambermaid: Nữ phục vụ phòng

Housekeeping/ housekeeper: Nhân viên buồng phòng

Bartender: Nhân viên pha chế thức uống

Marketing manager: Quản lý Marketing

Masseur: Nhân viên massage

Hotelkeeper (= hotelier): Chủ khách sạn

Concierge: Nhân viên hỗ trợ khách hàng ở tiền sảnh

Valet: Nhân viên bãi đỗ xe

Từ vựng về các thủ tục tại khách sạn

Thủ tục đặt phòng

Booking a room/ making a reservation: Đặt phòng trước

Vacancy: Phòng trống

Credit card: Thẻ tín dụng

Guest: Khách hàng

Thủ tục nhận phòng

Check-in: Nhận phòng

Key card: Thẻ khoá phòng

Deposit: Tiền cọc

Room number: Số phòng

Morning call/ wake-up call: Cuộc gọi buổi sáng/ báo thức

Baggage/ luggage: Hành lý

Luggage cart: Xe đẩy hành lý

Thủ tục trả phòng

Check-out: Trả phòng

Invoice: Hoá đơn

Tax: Thuế

Damage charge: Phí đền bù thiệt hại

Late charge: Phí trả chậm

Signature: Chữ ký

Customer satisfaction: Sự hài lòng của khách hàng

Suggestion box: Hộp thư đóng góp

Để nâng cao trình độ Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn hãy tham khảo ngay khoá học tiếng Anh cho người đi làm 1 kèm 1 với giáo viên bản ngữ tại EIV.

Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 028 7309 9959 để được tư vấn miễn phí hoặc gửi thông tin về cho chúng tôi theo link sau: https://eiv.edu.vn/lien-he/

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *