Nếu bạn là người sử dụng lao động nước ngoài hoặc lao động nước ngoài, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm liệu người nước ngoài không có giấy phép lao động thì khi muốn làm việc tại Việt Nam phải làm sao và mức xử phạt khi người sử dụng lao động không có giấy phép lao động hợp pháp. Hãy cùng EIV tìm hiểu kỹ thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Có được sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động?
Theo quy định khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP sử dụng người nước ngoài không có giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
- a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
- b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
- c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên;
Như vậy, tùy vào từng mức độ vi phạm mà người sử dụng người nước ngoài không có giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam sẽ bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 75 triệu đồng (mức phạt đối với cá nhân) hoặc từ 60 triệu đồng đến 150 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).
Xem thêm: Quy định về luật lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới nhất
Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
– Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
- d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Xem thêm: 3 Bước của thủ tục thuê giáo viên nước ngoài mà doanh nghiệp cần biết
Trường hợp nào người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động?
Nếu người lao động nước ngoài nằm trong diện được miễn giấy phép lao động thì người sử dụng người nước ngoài không có giấy phép lao động làm việc tại trường hợp này sẽ không bị xử phạt.Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019:
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (miễn giấy phép lao động):
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
- Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Nếu không trong thuộc diện được miễn cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép lao động để làm việc hợp pháp tại Việt Nam để không bị xử phạt khi không có giấy phép lao động.
Bước 1: Đơn xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
- Doanh nghiệp nộp Mẫu số 01/PLI – Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội tỉnh, thành phố ít nhất 15 ngày trước khi dự kiến sử dụng lao động nước ngoài.
- Hoặc nộp giấy phép lao động online qua cổng thông tin điện tử dịch vụ công quốc gia.
- Kết quả đăng ký nhu cầu sử dụng lao động sẽ được trả trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài
Hồ sơ của công ty, tổ chức:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động (Mẫu số 11/PLI).
- Văn bản chấp thuận vị trí công việc sử dụng lao động nước ngoài (đã hoàn thành ở Bước 1).
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ của người lao động nước ngoài:
- 02 ảnh chân dung 4×6, phông nền trắng.
- Bản chứng thực hộ chiếu và visa.
- Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam (trong vòng 12 tháng).
- Lý lịch tư pháp cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 cấp tại Việt Nam (trong vòng 6 Văn bản chứng minh là chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật, giáo viên (bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm…).
- Trường hợp di chuyển nội bộ: Quyết định bổ nhiệm, kinh nghiệm làm việc tại công ty mẹ trên 12 tháng, giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức.
- Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ và văn bản chứng minh lao động đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam ít nhất 2 năm.
- Trường hợp chào bán dịch vụ: Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử lao động vào Việt Nam đàm phán.
- Trường hợp làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Văn bản cử lao động và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Lưu ý: Giấy tờ, bằng cấp được cấp ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng với giáo viên nước ngoài
Trên đây EIV đã chia sẻ cho bạn thông tin về mức xử phạt khi sử dụng người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam và các thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Hy vọng thông qua bài viết trên EIV đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục và quy trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam để bạn có thể xem và chuẩn bị trước hồ sơ xin cấp giấy phép lao động được đầy đủ và hoàn thiện nhất.