Đưa tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai: Cần giải pháp đồng bộ cho hệ thống trường học

dua-tieng-anh-tro-thanh-ngon-ngu-thu-hai

Từ Kết luận 91 của Bộ Chính trị đưa ra, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường không chỉ là một mục tiêu xa vời mà đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Tuy nhiên, lộ trình và cách thức để thực hiện nhiệm vụ này vẫn còn đang đặt ra nhiều thách thức với tất cả những người làm giáo dục.

EIV Education với hơn 13+ năm kinh nghiệm trong việc cung ứng và quản lý giáo viên bản ngữ chất lượng, trình độ cử nhân, thạc sĩ trở lên và có đầy đủ chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh Quốc tế, dày dạn kinh nghiệm. Đáp ứng mọi mong muốn về giáo viên giảng dạy của trường học, trung tâm, cơ sở giáo dục. Đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với mọi độ tuổi học viên.

Thực trạng và thách thức trong việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

T.S-Dam-Quang-Minh-phat-bieu

Trong buổi tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, TS. Đàm Quang Minh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn EQuest đã có những chia sẻ về thực trạng và giải pháp nhằm để thúc đẩy việc phổ cập tiếng Anh trong trường học. Ông Minh cho biết, trình độ tiếng Anh của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua. Điểm IELTS 5.5 – 6.5 trước đây được xem là “rất giỏi”, thì nay đã dần trở nên phổ biến.

Hơn thế nữa, số lượng học sinh đạt IELTS 9.0 cũng ngày càng nhiều. Tuy vậy, ông Minh cũng nhận định rằng tuy trình độ tiếng Anh của học sinh, xã hội và giáo viên trong mặt bằng Việt Nam tăng đáng kể nhưng so với thế giới vẫn còn ở mức khiêm tốn. “Thế giới có chỉ số đánh giá mức độ thành thạo tiếng Anh trong xã hội. Vào năm 2015, Việt Nam xếp mức 29/70; vào năm 2020 giảm xuống mức 65/100 quốc gia. Mới nhất là 2024, Việt Nam đạt mức 58/113 quốc gia. Đâu đó chúng ta nằm giữa bảng xếp hạng. Có thể thấy, mặc dù trình độ tiếng Anh ở Việt Nam tăng đáng kể nhưng các nước khác vẫn tăng.”

“Đây là cuộc đua, tất cả quốc gia đều phải đẩy mạnh tốc độ phát triển của mình. Việt Nam không thể hài lòng với tốc độ phát triển của nước ta, dù đã có nhiều nỗ lực”, TS. Đàm Quang Minh nhấn mạnh.

TS. Đàm Quang Minh cũng chỉ ra rằng, phụ huynh Việt Nam rất chịu khó đầu tư cho giáo dục, đặc biệt trong môn Tiếng Anh. Đây cũng  là một trong những điểm mạnh  trong giáo dục tiếng Anh của nước ta. Chính vì vậy, công tác giáo dục, chỉ số giáo dục của Việt Nam cao hơn hẳn các quốc gia khác trong cùng mức độ kinh tế bởi có sự đóng góp to lớn của các bậc phụ huynh hiện nay.

Cùng tại buổi tọa đàm, GS.TS Hà Lê Kim Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh những chuyển biến tích cực trong giảng dạy tiếng Anh 10 năm trở lại đây, đặc biệt là sự ra đời của nhiều khung pháp lý, chương trình đào tạo bài bản và các hoạt động tập huấn giáo viên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trên. Việc giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra những hạn chế trong chất lượng dạy và học tiếng Anh ở nhiều địa phương, cơ sở giáo dục với việc thiếu hụt giáo viên và cơ sở vật chất, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

TS. Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình cũng đưa ra vấn đề thực trạng chênh lệch trình độ giáo viên, học sinh giữa các trường và áp lực thi cử cũng là những thách thức lớn. “Còn với tiếng Anh, nhiều người chất vấn: học để làm gì, vì có bao giờ dùng đến tiếng Anh đâu? Đó chính là câu chuyện kiến tạo môi trường! Tôi xin được chia sẻ như vậy để thấy rằng, toàn hệ thống chính trị cần làm ngay, không thể cào bằng nhưng cũng phải phân loại, phân bậc cụ thể; vừa vĩ mô nhưng cũng phải chi tiết cho từng bước”- ông Thuận nêu vấn đề.

Đưa ra giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập

Theo TS. Đàm Quang Minh, thuận lợi của việc giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam là điều này sẽ đến lại lợi ích trực tiếp cho học sinh và người dân. Từ số liệu thống kê của EQuest, những bạn sinh viên trong hệ thống có tiếng Anh lương khởi điểm thường tăng từ 25-50%.

“Kết quả phản ánh trong hệ thống trường tư thục của chúng tôi khá rõ, đầu ra tất cả các trường có khối 12 rơi khoảng 9,6 – 9,8/10. Kết quả này phản ánh đúng việc khi đầu tư vào tiếng Anh, kết quả người học sẽ tốt lên” – ông Minh chia sẻ thêm..

Để đẩy mạnh việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.TS. Đàm Quang Minh cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực với thực trạng hiện tại của Việt Nam.

  • Đầu tiên, hoàn thiện hành lang pháp lý với những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về việc triển khai các chương trình đào tạo tiếng Anh, đặc biệt là chương trình song ngữ.
  • Thứ hai, cần đầu tư bài bản và đồng bộ để đào tạo giáo viên, nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu giảng dạy và cơ sở vật chất.
  • Thứ ba, ứng dụng công nghệ, khuyến khích sử dụng các nền tảng công nghệ trong dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.
  • Tăng cường hợp tác công – tư, thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm và mô hình đào tạo tiếng Anh hiệu quả giữa các trường công lập và tư thục.

Dù còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng việc chuyển đổi và nỗ lực để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là hoàn toàn khả thi nếu có sự đồng bộ và quyết tâm cao, với chiến lược rõ ràng và sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Đặc biệt là sự tiên phong từ các tổ chức giáo dục tư nhân kết hợp công nghệ và kinh nghiệm, phương pháp đào tạo từ các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Như lời phát biểu của Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT GS. Trần Văn Nhung: “Cùng với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, việc học, dạy và sử dụng tiếng Anh trên đất nước ta sẽ được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và cũng sẽ có những bước tiến ngoạn mục.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *