Định hướng phát triển tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục Việt Nam

Dinh-huong-phat-trien-tieng-Anh-thanh-ngon-ngu-thu-hai-trong-he-thong-giao-duc-Viet-Nam

Bộ Chính trị đã chỉ đạo các cấp lãnh đạo tăng cường năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, nhằm từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Kết luận này được công bố vào ngày 12/8, với mục tiêu tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.”

Cụ thể, các cấp lãnh đạo cần thúc đẩy hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách cải thiện khả năng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, để dần dần biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống trường học.

Ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ mà một người có thể sử dụng thành thạo, nhưng không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ mà họ học từ khi còn nhỏ.

Trong bối cảnh Bộ Chính trị đề cao tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực ngoại ngữ, việc thuê giáo viên nước ngoài để dạy tiếng Anh tại nhà đang trở thành một xu hướng hữu ích. Không chỉ giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả, việc học tập với giáo viên nước ngoài còn mở ra cơ hội trải nghiệm phương pháp giảng dạy quốc tế ngay tại Việt Nam. EIV là 1 trong những đơn vị cung ứng nguồn giáo viên nước ngoài chất lượng, với hơn 13 năm hoạt động chúng tôi đảm bảo mang đến khách hàng những giáo viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập của bạn. Nếu bạn có nhu cầu thuê giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại nhà vui lòng liên hệ EIV qua hotline 028 7309 9959 để được tư vấn chi tiết nhất.

Theo thạc sĩ Bùi Thị Thanh Trúc, Trưởng khoa Ngoại ngữ tại Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM (HUFLIT), khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, nó có thể được sử dụng phổ biến trong tài liệu, giáo trình, giao tiếp và giảng dạy ở một số môn học nhất định. Hiện nay, nhiều trường công lập tại Hà Nội, TP HCM, Bắc Giang, Quảng Ninh… đã thử nghiệm giảng dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh, không chỉ coi đây là một môn ngoại ngữ đơn thuần.

Tiet-hoc-khoa-hoc-cung-giao-vien-nuoc-ngoai-tai-Royal-School

Tiết học khoa học cùng giáo viên nước ngoài tại Royal School

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng ngoại ngữ, Bộ Chính trị cũng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, đảm bảo cơ sở vật chất và tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo. Điều này bao gồm việc chi tiêu ít nhất 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục và điều chỉnh kịp thời mức chi phù hợp với tăng trưởng.

Ngoài ra, các cơ chế, chính sách liên quan cần được rà soát, hoàn thiện nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện tại. Trong đó, cần sớm xây dựng các Luật về nhà giáo, Luật về học tập suốt đời và Chiến lược phát triển giáo dục một cách khoa học, đồng bộ, liên thông phù hợp với quá trình hội nhập và thực tiễn.

Về giáo dục phổ thông, cả nước cần thống nhất một chương trình giáo dục, với mỗi môn học có thể có một hoặc một số sách giáo khoa, đồng thời khuyến khích xã hội hóa trong việc biên soạn.

Giáo dục nghề nghiệp và đại học cần được đầu tư hiện đại hóa, nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học. Giáo dục nghề nghiệp cần phát triển theo hướng mở, gắn kết với thị trường lao động, và các trường cần được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt ở những ngành, nghề mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Các trường thuộc khối Quân đội và Công an cũng cần đào tạo các ngành dân sự với phương thức phù hợp.

Cuối cùng, cơ sở giáo dục cần được trao quyền tự chủ nhiều hơn, đồng thời nâng cao trách nhiệm giải trình. Bí thư cấp ủy phải kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng trường, hội đồng đại học công lập. Các cơ quan cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ, và mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng trường với hiệu trưởng để có quy định phù hợp, tính đến đặc thù của khối Quân đội và Công an.

Bộ Chính trị cũng chỉ đạo việc phát triển, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Các cơ quan cần nghiên cứu cơ chế điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết vấn đề thừa, thiếu cục bộ, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục ở các vùng khó khăn. Việc đổi mới quản lý nhà nước đối với giáo viên cần được thực hiện đồng bộ, đảm bảo chính sách lương ưu tiên cho nhà giáo và có thêm các phụ cấp phù hợp với tính chất công việc và theo từng vùng miền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *