Bí quyết và kỹ năng thuyết trình trước đám đông một cách cuốn hút

Bí quyết chinh phục kỹ năng thuyết trình

Bạn có đang vướng mắc khi bản thân không thể thuyết trình tốt trước đám đông hay không? Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng cần thiết và nó không phải là bẩm sinh là có được mà cần thời gian để tập luyện. Vậy nên nếu bạn đang còn đang gặp phải vấn đề này thì để EIV giúp bạn vượt qua nó bằng một số tip hay nhé!

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt thông tin, thông điệp hay một vấn đề gì đó của một cá nhân tới một tập thể. Trong buổi thuyết trình người thuyết trình phải sử dụng lời nói, biểu đạt cơ thể cộng với những công cụ hỗ trợ khác để thu hút người nghe cũng như mong muốn truyền đạt cho họ những điều mà mình muốn nói.

Người thuyết trình phải có cách để dẫn dắt sự chú ý của người nghe, cùng với giọng nói và ngôn ngữ cơ thể để người nghe có thể dễ hiểu. Bên cạnh đó người thuyết trình phải chuẩn bị phần hậu cần như làm slide, giọng nói thật kỹ để buổi thuyết trình được suôn sẻ

Kỹ năng thuyết trình là gì
Kỹ năng thuyết trình là gì

 

 

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình

  • Bạn có thể tạo ấn tượng tốt với đối phương đặc biệt ở đây là cấp trên hoặc giáo viên của mình.
  • Xây dựng được hình ảnh tốt, hình tượng tốt trong mắt người khác.
  • Kết nối được với người khác, tạo được sự tin tưởng đối với họ vì họ sẽ nhìn thấy được sự tự tin trong cách nói, cách truyền đạt ý tưởng của bản thân.
  • Có sự cạnh tranh tốt hơn so với các ứng viên khác, nhà tuyển dụng sẽ để mắt đến bạn nhiều hơn.
  • Kỹ năng thuyết trình cần thiết đối với những ai đã và đang là học sinh sinh viên và người đi làm. Với học sinh sinh viên luôn là quan trọng vì đa phần các bài tập nhóm các bạn phải làm đều có phần thuyết trình trong đó, còn đối với những người đang đi làm họ cần thuyết trình trước cấp trên để trình bày báo cáo của mình. Chung quy lại đây không phải là kỹ năng được giảng dạy trực tiếp trong trường học nhưng nó lại được đối phương hay cấp trên đánh giá bạn, nên nếu bạn có kỹ năng này tổt thì người khác sẽ đánh giá cao về bạn.
  • Kỹ năng này càng quan trọng khi bạn vận dụng vào thực tế ví dụ khi bạn muốn trình bày sản phẩm mới với khách hàng thì bạn không chỉ có kiến thức về sản phẩm mà còn phải có kỹ năng thuyết trình, nếu bạn nghĩ chỉ cần hiểu rõ về sản phẩm là có thể nói một cách trôi chảy mà không sợ bị vấp.

Cách thuyết trình hay trước đám đông 

Các yếu tố cần có để thực hiện kỹ năng thuyết trình hiệu quả
Các yếu tố cần có để thực hiện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Kết nối với khán giả

Bạn nói cần phải nói để người khác nghe và chú ý nếu phía dưới người nghe không tập trung nghe những gì bạn nói thì điều đó có nghĩa bài thuyết trình của bạn chưa đủ hấp dẫn. Nếu bạn gặp tình huống như thế có thể dừng lại một chút để kéo người nghe chú ý về mình bằng cách hỏi họ có hiểu những gì mình đang nói không hay họ có những câu hỏi gì không. Nội dung bạn chuẩn bị có thể không hoàn hảo tuyệt đối nhưng cách bạn lôi kéo khán giả, hay mở đầu bằng sự mới mẻ, đặt ra nhiều câu hỏi cho họ thì buổi thuyết trình đó sẽ là một sự thành công của bạn.

Kết nối với khán giả bằng nhiều cách khác nhau nhìn chung chủ yếu là muốn họ tập trung vào bài thuyết trình của mình, họ có thể không chú ý hết toàn bộ bài của mình nhưng những ý chính quan trọng còn đọng lại trong tâm trí họ thì đó vẫn là một buổi thuyết trình thành công. Cuối buổi thuyết trình bạn có thể đặt ra những câu hỏi để người nghe nhớ lại những gì bạn đã hỏi để trả lời những câu hỏi của bạn, đây cũng là một cách kết nối hay giữa bạn và người nghe.

Chuẩn bị bài thuyết trình

Bạn không thể chỉ nói chay trong một buổi thuyết trình được mà cần có sự hỗ trợ của slide để giúp bạn show ra được những gì bạn muốn truyền đạt, người nghe vừa lắng nghe lời của bạn và xem những gì chiếu trên slide để hiểu hết được ý. Nội dung của bài thuyết trình cũng rất quan trọng, nội dung cần rõ tới các vấn đề của chủ đề hôm đó, không nên quá lan man, nhưng nếu bạn có thể sáng tạo để dẫn người nghe từ một vấn đề khác liên tới chủ đề của ngày hôm đó.

Hoặc buổi thuyết trình bạn cũng có thể chuẩn bị video để chiếu cho người xem vì xem video thì vẫn dễ hiểu hơn là nghe và truyền đạt cũng nhanh hơn nữa. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của buổi thuyết trình bạn có thể làm slide hoặc làm video để trình bày cho người nghe miễn sao họ hiểu được nội dung mà bạn muốn thuyết trình.

Khả năng quan sát

Trong quá trình thuyết trình bạn cần quan sát được phản ứng của mọi người xung quanh đang như thế nào, họ có đang tập trung hay không. Phản ứng của khán giả như thế nào thì nó cũng đồng nghĩa bài thuyết trình của bạn có thật sự hay hoặc tệ không. Quan sát xem thử họ có hài lòng với những gì mình nói hoặc mình đang thể hiện, nếu mọi người đang không tập trung giữa bài thuyết trình bạn có thể để họ làm một thử thách nhỏ nhưng đủ vui để họ có thể bừng tỉnh lại sau đó sẽ tập trung hơn đây cũng là cách kết nối với họ.

Việc nắm bắt được tâm lý của khán giả là một điều rất quan trọng, vì thế bạn phải tinh ý nhìn ra được người nghe họ đang chú ý vào đâu hoặc họ có phản ứng gì về bài của mình, nếu như phản ứng không tốt thì mình cần xử lý linh hoạt để đẩy trạng thái lên cao như thế bài thuyết trình mới diễn ra suôn sẻ.

Cách xử lý trả lời câu hỏi

Đây là phần khá khó vì ngoài những gì bạn chuẩn bị người nghe sẽ hỏi những thứ liên quan đến vấn đề nhưng bạn chưa có chuẩn bị đến, điều này bắt buộc bạn phải chuẩn bị ở nhà thật tốt, tìm hiểu thật nhiều thứ để nội dung không phải là lỗ hổng của bạn. Tuy nhiên người nghe sẽ không hỏi những điều không quá xa hoặc nếu có bạn có thể yêu cầu họ đặt những câu hỏi gần với vấn đề, chỉ cần bạn hiểu được câu hỏi và có đủ kiến thức để trả lời câu hỏi.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Bạn không thể chỉ đứng nói một cách cứng nhắc trong lúc thuyết trình như thế sẽ gây nhàm chán mà bạn cần phải có một ngôn ngữ hình thể tốt phù hợp với bài của mình. Cách bạn đưa tay ra nói, hay chỉ vào bài thuyết trình nhằm để thể hiện mình đang rất tự nhiên không có sự gò bó, bên cạnh đó cũng gây được sự chú ý của người nghe theo cách bạn chuyển động. Bạn có thể không nhất thiết phải đứng một chỗ mà linh hoạt di chuyển nhiều vị trí miễn là không quá nhiều điều này có thể tiệp cận hơn với nhiều người nghe.

Chỉ cần bạn ở trong trạng thái thoải mái thì ngôn ngữ cơ thể nó sẽ tự bộc phát ra trong lúc vô thức mà bạn không hay biết. Ngoài những yếu tố giọng nói, nội dung, slide thì dáng vẻ cách chuyển động của bạn cũng sẽ là điều thu hút người nghe.

Tập luyện trước tại nhà

Việc chuẩn bị bài trước giúp bạn giảm bớt sự lo lắng căng thẳng hơn vì dù sao khi nói nhiều lặp lại một chủ đề nó dẫn đến việc đó ” ngấm” vào trong tâm thức của bạn, dễ dàng nhớ nó sâu hơn. Tập luyện trước tại nhà. Trước buổi thuyết trình bạn nên đầu tư nhiều thời gian để luyện tập, bạn có thể ghi âm giọng nói của mình để nghe nhiều lần, tập nói trước gương để xem được cơ mặt cơ thể mình như thế nào, nhờ người khác xem và đánh giá mình còn sai chỗ nào không,… có rất nhiều cách để bạn luyện tập nên bạn có thể lựa chọn để tập luyện nói nhiều hơn.

Mặc trang phục phù hợp

Trang phục cũng là một cách giao tiếp đối với người nghe, tuỳ thuộc vào buổi thuyết trình đó bạn phải lựa chọn một trang phục phù hợp với không khí của buổi thuyết trình. Đa phần các buổi thuyết trình luôn cần sự chỉn chu, lịch sự vậy nên bạn chỉ cần phối kiểu trang phục lịch sự, nhã nhặn không quá cầu kỳ. Trang phục bạn mặc trong buổi thuyết trình cũng biểu trung cho sự tôn trọng đối với người nghe.

Mở đầu và kết thúc ấn tượng

Mở đầu và kết thúc là hai phần sẽ được nhiều người chú ý đến nhất vì phần mở đầu là phần bạn phải kéo được sự thu hút khán giả nó giúp bạn kích thích được sự tò mò của họ còn phần kết thúc cũng phải ấn tượng hoặc ít nhất bạn phải tổng kết được những ý chính để có thể giúp khán giả đọng lại được nội dung của ngày hôm nay.

Lắng nghe góp ý

Sau mỗi phần thuyết trình bạn sẽ được nghe những feedback của người nghe về buổi thuyết trình của mình, đây là những lúc bạn nên lắng nghe thật chú ý để biết được mình có đang làm tốt hay không.

Sự tự tin

Khi bạn có được sự tự tin trong tay thì bạn đã nắm chắc được 40-50% chiến thắng rồi, vì đứng trước nhiều người khiến bạn dễ bị áp lực nên dẫn đến bị quên ý có được sự tự tin thì bạn thuyết trình sẽ suôn sẻ hơn. Tuy nhiên vì không phải ai cũng có sự tự tin sẵn cả vậy nếu bạn không có thì nên chuẩn bị trước thật kĩ như vậy sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Khi thuyết trình nên nói từ tốn chậm rãi đừng quá sợ hãi dẫn đến nói nhanh bị lắp

Trình bày rõ ràng

Khi thuyết trình bạn nên trình bày rõ ràng từng ý để người nghe hiểu được, không nên nói dài dòng hay kiểu ẩn dụ người nghe sẽ không hiểu được những gì bạn muốn truyền đạt. Càng rõ ý bài của bạn sẽ chiếm được ưu thế hơn.

Thuyết trình nên linh hoạt

Khi thuyết trình bạn không nên chỉ nói suông một cách máy móc mà nên nói tự nhiên, hoặc bạn có thể chêm thêm một số câu hài hước để làm tăng bầu không khí lên tránh xảy ra thời gian chết. Bài thuyết trình nên có những câu chuyện hài hước thì nó mới hấp dẫn hơn, tuy nhiên tuỳ vào khả năng và nội dung buổi thuyết trình thì bạn nên thêm vào đúng cách.

Cách cải thiện kỹ năng thuyết trình

Cách cải thiện kỹ năng thuyết trình
Cách cải thiện kỹ năng thuyết trình

Có một nghệ thuật nói trước công chúng. Cũng giống như bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác, đây là một loại hình nghệ thuật cần phải luyện tập. Cải thiện kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ giúp giảm thông tin sai lệch, nâng cao khả năng quản lý thời gian và nâng cao kỹ năng lãnh đạo của bạn. Dưới đây là một số cách bạn có thể cải thiện những kỹ năng này:

Làm việc dựa trên sự tự tin.

Khi bạn tự tin, bạn sẽ nói rõ ràng hơn và có uy tín hơn một cách tự nhiên. Dành thời gian để chuẩn bị bài thuyết trình của bạn với phần mở đầu mạnh mẽ và các phương tiện trực quan hấp dẫn có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Những cách khác để cải thiện sự tự tin của bạn bao gồm thực hành việc tự nói chuyện tích cực, ở cạnh những người tích cực và tránh so sánh bản thân (hoặc bài thuyết trình của bạn) với người khác.

Phát triển các chiến lược để vượt qua nỗi sợ hãi.

Nhiều người lo lắng hoặc sợ hãi trước khi thuyết trình. Ký ức tồi tệ về thành tích trong quá khứ hoặc sự thiếu tự tin có thể góp phần gây ra nỗi sợ hãi và lo lắng. Việc có một số chiến lược phù hợp như hít thở sâu, luyện tập cách trình bày và giữ vững nền tảng có thể giúp bạn biến nỗi sợ hãi đó thành thêm năng lượng để thể hiện trên sân khấu.

Tìm hiểu kỹ thuật nối đất.

Tiếp đất là bất kỳ loại kỹ thuật nào giúp bạn hướng sự tập trung của mình ra khỏi những suy nghĩ đau khổ và giúp bạn kết nối với con người hiện tại của mình. Để tiếp đất, hãy đứng hai chân rộng bằng vai và tưởng tượng bạn là một cái cây to lớn, trưởng thành với rễ cắm sâu vào lòng đất — giống như cái cây, bạn có thể trở nên không thể lay chuyển.

Thực hành kỹ thuật thở.

Kỹ thuật thở có thể giúp dập tắt sự lo lắng, giúp bạn dễ dàng rũ bỏ cảm giác bồn chồn và căng thẳng trước buổi thuyết trình. Nó cũng giúp thư giãn cơ bắp và cung cấp thêm oxy cho não. Để bình tĩnh trước khi thuyết trình, bạn có thể hít thở sâu, từ từ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Trong khi trình bày, hãy hít vào bằng miệng với phần sau của lưỡi thả lỏng để khán giả không nghe thấy tiếng thở hổn hển. Nói khi thở ra, duy trì giọng nói trôi chảy.

Tích lũy kinh nghiệm.

Bạn càng luyện tập nhiều, bạn sẽ càng trở nên giỏi hơn. Bạn càng làm nhiều việc, bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia vào hoạt động đó. Các bài thuyết trình cũng không khác. Việc thực hành nhiều lần bài thuyết trình của riêng bạn cũng mang lại cơ hội nhận được phản hồi từ người khác và điều chỉnh phong cách cũng như nội dung của bạn nếu cần.

Một số điều lưu ý để cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Một số điều lưu ý để cải thiện kỹ năng thuyết trình
Một số điều lưu ý để cải thiện kỹ năng thuyết trình

Không đọc quá nhiều trên sldie

Người nghe họ có thể đọc được những ý trên slide bạn không nên đọc lại như thế chỉ đang chứng minh bạn đang đọc chứ không phải là thuyết trình. Bạn chỉ đọc lại có ý mà không có thêm một ý nào nữa càng làm cho buổi thuyết trình trở nên nhàm chán, người nghe sẽ chẳng muốn tập trung đến những gì bạn nói. Slide nên chỉ bổ trợ ý cho bạn hoặc sẽ ghi các ý chính và giải thích các ý đó, do đó người nghe họ sẽ nhìn vào các ý trên slide và nghe bạn nói xoay quanh những điều được chiếu trên đó.

Không nên sử dụng những từ khó hiểu

Từ ngữ khi nói hoặc khi viết vào slide cần rõ ràng dễ hiểu. Bạn cần phải biết mình nên sử dụng từ ngữ gì để thuyết phục trình bày được người nghe, không nên sử dụng từ ngữ khó hiểu như thế người nghe sẽ không hiểu được ý của bạn dẫn đến họ sẽ không tập trung được phía sau như thế nào.

Không nên ” à ừm”

Đây giống như là một thói quen của nhiều bạn khi thuyết trình, đôi lúc bạn không muốn như vô thức bạn lại nói ra nhiều lần khiến người khó chịu và không tập trung nhiều vào những điều bạn thật sự muốn truyền tải. Để giảm những câu cửa miệng này thì chỉ có cách là tập luyện ở nhà thật tốt thì những điều bạn muốn nói trở thành vô thức, tránh bị mất ý sẽ dẫn đến thói quen như thế.

Không nói quá nhanh

Bạn nên nói một cách bình thường để người nghe không nên nói quá nhanh khiến người nghe không bắt kịp được ý của bạn, nhiều lần như thế họ sẽ thấy chán nản và không muốn nghe nữa. Bạn có thể nói một phần rồi hỏi rằng mình nói có nhanh quá hay không để biết được tốc độ nói của mình có ảnh hưởng đến người nghe không.

Không cũng có nhiều bạn lo sợ thời gian bị thiếu nên tranh thủ những phút gần cuối nói thật nhanh cho kip giờ, điều này là một điều tối kị trong buổi  thuyết trình. Bạn nên canh chuẩn thời gian trình bày cho mỗi phần và chuẩn bị trước cho mình một cái đồng hồ để xem giờ còn bao nhiêu phút để trình bày.

Không cho tay vào túi quần

Tư thế của bạn cho thấy bạn đang ở trong trạng thái như thế nào và nó cũng thể hiện bạn có tôn trọng đối phương không. Bạn cho tay vào túi quần hay túi áo người nghe sẽ thấy bạn không còn tôn trọng họ và họ cũng không muốn nghe phần trình bày của bạn nữa. Vậy nên hãy đứng thẳng lưng để thể hiện bạn là người tự tin.

Trễ giờ

Đây cũng là điều tối kị nó khiến bạn bị mất điểm trong mắt đối phương, hơn hết mỗi phần thuyết trình nó có sự giới hạn thời gian như thế phần thuyết tình của bạn sẽ bị hao hụt rất nhiều. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng đến người khác nữa, vậy nên để tránh việc này xảy ra thì bạn nên đến trước để kiểm tra máy móc, tinh thần cho buổi thuyết trình diển ra thật tốt.

Không truyền tải thông điệp

Vào mỗi phần cuối bạn nên có thông điệp để tổng hợp ý chính mà mình muốn truyền đạt, người nghe cũng sẽ nắm được nội dung chính của buổi thuyết trình. Nếu không có thì người nghe sẽ không đọng lại được gì nhiều vì sẽ có nhiều thứ cần nhớ, vậy nên để kết thúc bạn nên đặt một thông điệp của bài vào phần cuối để nhắc nhở người nghe về nội dung của buổi hôm nay.

Các tiêu chí để đánh giá một bài thuyết trình

Các tiêu chí để đánh giá một bài thuyết trình
Các tiêu chí để đánh giá một bài thuyết trình

Nội dung

  • Rõ ràng, vấn đề dễ hiểu mang tính logic.
  • Nội dung có sự phong phú, đa dạng.
  • Thông tin nhiều hữu ích, chính xác.

Công cụ hỗ trợ

  • Slide đúng với tiêu chí, đúng với chủ đề, nếu trình bày bằng video thì video phải nét, hình ảnh phù hợp, cuốn hút.
  • Giải thích rõ ràng, tài liệu đa dạng để trình bày.

Trình bày 

  • Tự tin rõ ràng khi thuyết trình.
  • Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu linh hoạt.
  • Nhấn mạnh được những phần quan trọng.
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Giao tiếp được với khán giả, kết nối thu hút được người nghe.
  • Cử chỉ khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể đa dạng.

Thời gian

  • Trình bày vừa đủ thời gian không bị lố giờ.

Tương tác với khán giả, phần trả lời câu hỏi

  • Tương tác tốt với khán giả.
  • Trả lời được câu hỏi mà khán giả đặt ra.

Tổng quan 

  • Đánh giá được tổng thể cả bài, có tạo được ấn tượng gì không.
  • Khán giả có đọng lại được những gì bạn nói không.

Một số câu hỏi liên quan đến kỹ năng thuyết trình

7 kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng 1: Biết khán giả của bạn. Một trong những kỹ năng thuyết trình hiệu quả nhất là hiểu rõ khán giả của bạn. …
Kỹ năng 2: Kể chuyện. …
Kỹ năng 3: Hỗ trợ trực quan. …
Kỹ năng 4: Ngôn ngữ cơ thể. …
Kỹ năng 5: Giọng nói và âm điệu. …
Kỹ năng 6: Thu hút khán giả của bạn. …
Kỹ năng 7: Xử lý câu hỏi và phản hồi.

Kỹ năng thuyết trình có phải là kỹ năng?

Trình bày thông tin là một chuyện, nhưng trình bày nó tốt cần phải thực hành; rất nhiều của nó. Đó là một kỹ năng được nhiều người sử dụng nhưng ít người thành thạo. Thuyết trình là một kỹ năng và là thứ bạn có thể cải thiện theo thời gian, luyện tập và kiên nhẫn.

4 đặc điểm của một bài thuyết trình hiệu quả là gì?

Để mang đến một bài thuyết trình thành công, cần phải thể hiện được 4 đặc điểm chính. Nó phải là: Mạnh mẽ, Khiêu khích, Đam mê và Chuyên nghiệp.

3 yếu tố của một bài thuyết trình tốt là gì?

Có ba yếu tố chính của bài thuyết trình tốt: Nội dung, Tổ chức, Truyền tải. Khán giả của bạn cần nội dung thú vị và phù hợp để chú ý, đặc biệt là khi bắt đầu bài thuyết trình.

Vậy là EIV đã tổng hợp một số cách để bạn có thể nâng cao kỹ năng thuyết trình cho bản thân, cũng như là các cách để bạn tránh trong buổi thuyết trình. Kỹ năng này cần thời gian để cải thiện nên mong bạn sẽ dành thời gian để rèn luyện kỹ năng này nhé. Nếu bạn đang muốn nâng cao kĩ năng thuyết trình bằng tiếng Anh khi đi làm  EIV xin giới thiệu đến bạn khoá Tiếng Anh cho người đi làm học cùng giáo viên bản ngữ đến từ Anh, Mỹ, Úc, Canada… Hãy liên hệ ngay EIV để được tư vấn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *