Cấu trúc Would you mind hoặc Would you mind if là cấu trúc quen thuộc thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp. Cần hiểu rõ những kiến thức liên quan để sử dụng nhuần nhuyễn cấu trúc này. Qua bài viết dưới đây, EIV sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và cụ thể nhất để bạn tham khảo nhé!
Cấu trúc Would you mind là gì?
Trong tiếng Anh, cấu trúc Would you mind mang nghĩa là “Bạn vui lòng”, “Bạn có cảm thấy phiền không nếu …”. Đây là một cách dùng để hỏi hay đề nghị sự giúp đỡ mang sách thái trang trọng và lịch sự.
Cấu trúc trên được dùng rất phổ biến trong tiếng Anh. Đây là một số ví dụ:
- Would you mind opening the window for me? (Bạn vui lòng mở cửa sổ giúp tôi).
- Would you mind if I turned on the light? (Bạn có phiền không nếu tôi bật đèn lên?).
Các cách dùng của cấu trúc Would you mind
Cấu trúc Would you mind dùng để xin phép một cách lịch sự
Nếu bạn muốn xin phép hay hỏi ý kiến người nghe một cách lịch sự, trang trọng thì bạn nên sử dụng cấu trúc Would you mind if. Cấu trúc này có nghĩa là Bạn có phiền không nếu ai đó làm gì?
Công thức:
Would you mind + if + S + V2/ed = Do you mind + if + S + Vs/es
Ví dụ:
- Would you mind if I sat next to you? = Do you mind if I sit next to you? (Bạn có phiền không nếu tôi ngồi cạnh bạn?).
- Would you mind if I turned off the TV? = Do you mind if I turn off the TV? (Bạn có phiền không nếu tôi tắt TV đi?).
Cách trả lời cấu trúc Would you mind if
Khi gặp câu hỏi sử dụng Would you mind if, bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau đây để trả lời:
Đồng ý
Khi bạn đồng ý với lời xin phép nghĩa là bạn cảm thấy không phiền, hãy đáp lại:
- No, I don’t mind (Không, tôi không cảm thấy phiền đâu).
- Never mind (Tôi không bận tâm).
- You’re welcome (Bạn cứ tự nhiên).
- That would be fine (Điều đó ổn mà).
- Please do / go ahead (Bạn cứ làm đi).
- No, of course not (Dĩ nhiên là không rồi).
Không đồng ý
Nếu bạn cảm thấy lời xin phép đó khá phiền, bạn đáp lại như sau:
- I’d rather / prefer you didn’t (Nếu bạn không làm thì tốt hơn).
- I’m sorry. That’s impossible (Xin lỗi. Điều đó là không thể).
Cấu trúc Would you mind / Do You Mind dùng để yêu cầu, hỏi ý kiến
Cấu trúc Would you mind này dùng để hỏi thử người nghe có cảm thấy phiền nếu bạn nhờ họ làm một việc gì đó hay không? Ví dụ như bạn nhờ họ đừng hút thuốc, mở nhỏ loa lại hay nói to hơn một chút,…
Cấu trúc:
Would you mind + V-ing? = Do you mind + V-ing?
Ví dụ:
- Would you mind keeping silent for a while? (Bạn có thể phiền yên lặng một lát được không?)
- Would you mind taking some pictures for me? (Bạn có phiền chụp giúp tôi vài bức ảnh được không?)
Cách trả lời cấu trúc Would you mind + V-ing
Cũng giống như cấu trúc Would you mind if, bạn có thể trả lời theo hai hướng:
Đồng ý
- Not at all (Không phiền chút nào).
- No, I don’t mind (Không, tôi không thấy phiền đâu).
- That would be fine (Điều đó ổn mà).
- Of course not (Tất nhiên là không phiền rồi).
- I’d be glad to (Tôi cảm thấy rất vui nếu giúp bạn)
Không đồng ý
- Sorry, I can’t (Xin lỗi, tôi không thể).
I’m sorry. That’s impossible (Tôi xin lỗi. Điều đó là bất khả thi).
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Would you mind
- Cấu trúc Would you mind và Do you mind có nghĩa tương đương nhau. Song, khi sử dụng Would you mind thì người nghe sẽ cảm thấy lịch sự và trang trọng hơn là Do you mind.
- Khi sử dụng Would you mind, động từ được chia ở thì quá khứ đơn. Trong khi Do you mind đi với động từ ở thì hiện tại.
- Cấu trúc Would you mind if không có chung chủ ngữ. Hai chủ ngữ “you” và S phải khác nhau. Còn với Would you mind + V-ing, hành động V-ing ở phía sau phải chung chủ ngữ là “you” (người nghe).
Bài tập về cấu trúc Would you mind / Do You Mind
Bài tập: Điền đúng thì của từ trong ngoặc
1. Would you mind if I _________ (open) the window?
2. Would you mind __________ (turn) on the light?
3. Do you mind if I ___________ (borrow) your pencil?
4. Do you mind __________ (not close) the door?
Đáp án:
1. opened
2. turning
3. borrow
4. not closing
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về cấu trúc Would you mind một cách chi tiết và dễ hiểu nhất. EIV mong rằng những thông tin trên giúp ích được phần nào cho bạn trong quá trình học tiếng Anh tại nhà.
Nếu như bạn muốn nâng cao những kỹ năng tiếng Anh với phương pháp giảng dạy hiện đại và dễ hiểu, đừng ngần ngại đăng ký khoá học tiếng Anh 1 kèm 1 với người bản ngữ tại EIV. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!