Một cỡ giày không thể vừa cho tất cả
Nếu bạn thường gặp khó khăn trong suốt quá trình học, chắc hẳn bạn cũng từng có ý nghĩ mình không đủ thông minh nên chẳng bao giờ có thể bắt kịp bạn học cùng lớp. Đó là vì bạn không được dạy dựa theo phong cách học của mình. Có tổng cộng 4 phong cách học chính: thị giác, thính giác, vận động và xúc giác.
Nếu bạn là người học dựa theo thị giác…
Bạn là người hay tìm lời bài hát trên mạng để có thể nhớ bài hát đó, hay bạn là người vừa cảm thấy hâm mộ lại vừa cảm thấy khó hiểu đối với những người nghe audiobook thay vì đọc sách thật? Vậy bạn rất có thể là người học dựa theo thị giác.
65% dân số trên thế giới đều là người học dựa theo thị giác. Người học theo phong cách này thường học nhanh hơn khi sử dụng hình ảnh, đồ thị, bản đồ, màu sắc, và bất kỳ loại hình ảnh nào. Họ không chỉ “nhạy” với hình ảnh nhìn được bằng mắt mà còn có thể vẽ nên hình ảnh trong suy nghĩ của mình.
Nếu lần sau bạn thấy suy nghĩ của mình “đi dạo” khi nghe thuyết trình hay buổi diễn thuyết nào, thì không có gì phải ngạc nhiên đâu. Não của bạn hứng thú với hình ảnh để truyền tải và lưu trữ thông tin hơn. Đối với người học dựa theo thị giác, hãy hình dung hóa mọi thứ. Do đó, khi học ngoại ngữ, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ tiếp cận việc học bằng phương pháp nặng về hình ảnh nhé.
Nếu bạn là người học dựa theo thính giác…
Nếu bạn thuộc nhóm người này, bạn chắc hẳn thích những đoạn hội thoại dài và hướng dẫn bằng cách trình bày miệng hơn là hướng dẫn trong sách. Bạn thích thú khi nghe audiobook và nhớ tên hơn là mặt của người nào đó.
Khi những buổi diễn thuyết khiến người học dựa theo thị giác “gật gà gật gù”, thì đó lại là sàn diễn để người học dựa theo thính giác tỏa sáng, vì họ tiếp thu nhanh thông qua lắng nghe. Cũng như người học thông qua hình ảnh, người học thông qua việc lắng nghe sẽ tiếp thu và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn khi nghe. Họ nắm bắt cốt lõi của âm thanh tốt hơn hẳn với đại bộ phận người học.
Nếu bạn là người học dựa theo vận động và xúc giác…
Hai phong cách học này khá tương tự và đôi khi lại trộn lẫn vào nhau. Lý do là bởi vì phong cách học vận động và xúc giác đều yêu cầu người học phải có phương pháp học chủ động. Những người học này đều gặp khó khăn khi phải dành nhiều giờ đồng hồ ngồi, lắng nghe và đọc trong lớp học.
Người học theo phong cách vận động và xúc giác chỉ thật sự học khi họ được vận động. Ví dụ, họ không thích ngồi trong lớp sinh học và nghe giáo viên giảng tế bào hoạt động như thế nào, mà họ muốn quan sát sự phát triển của tế bào sống thông qua kính hiển vi trong phòng thí nghiệm hơn.
Dù phong cách học vận động và xúc giác là hai phong cách riêng biệt, nhưng chúng không khác nhau là bao. Người học dựa theo vận động tiếp nhận thông tin nhanh hơn khi vận động càng nhiều càng tốt, lý tưởng nhất là với những hoạt động họ có thể “lăn xả”; trong khi đó, người học dựa theo xúc giác vẫn cảm thấy ổn khi ở trong lớp học, chỉ cần họ vẫn có thể “vận động tay chân”. Người học dựa theo xúc giác là những chuyên gia ghi chú, chỉ cần bút và giấy họ có thể “thổi bay cả thế giới”.
Học ngoại ngữ dựa theo phong cách học của bản thân sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ ngôn ngữ nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Sau khi đọc bài viết này, bạn hãy chọn cho mình một phong cách học thích hợp với bản thân nhất và rèn luyện nhé.
Học tiếng Anh 1 kèm 1 tăng level đột ngột cùng giáo viên bản ngữ chất lượng cao tại EIV Education – ĐĂNG KÝ TƯ VẤN và TEST MIỄN PHÍ
x