Tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những loại giấy tờ, giấy phép lao động loại gì? Luật pháp Việt Nam quy định như thế nào về các thủ tục pháp lí. Cùng EIV Education tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
Pháp luật quy định như thế nào về lao động nước ngoài tại Việt Nam
Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật
- Ngoài ra lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Làm việc tại Việt Nam cần những loại giấy tờ gì?
Làm hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Để làm hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam (workpermit) bạn cần phải có các loại giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam theo mẫu;
- Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài
- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp
- Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu và có dán ảnh của người nước ngoài
- Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam
EIV Education là nhà cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín, chất lượng tại Việt Nam
- Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- 3 ảnh kích thước 3cmx4cm, ảnh chụp rõ mặt và có thời hạn không quá 6 tháng.
- Đến Việt Nam làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp, người nước ngoài cần xuất được các giấy tờ liên quan, yêu cầu từ phía công ty có trụ sở quốc tế. Với các trường hợp làm việc tự do thì bạn cần có visa nhập cảnh Việt Nam lao động hoặc định cư dài hạn.
Workpermit – Giấy phép lao động tại Việt Nam
Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp
- Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ giao kết hoặc thời hạn của phía nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không theo hợp đồng lao động thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thời hạn của giấy phép lao động đối với các trường hợp nêu trên tối đa không quá 36 tháng.
Mọi thắc mắc về thủ tục làm hồ sơ workpermit lao động tại Việt Nam cho người nước ngoài, bạn có thể liên hệ đến EIV Education để được hỗ trợ. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ bổ ích cho bạn!
Xem thêm: Những lưu ý khi tuyển dụng và quản lí giáo viên nước ngoài tại Việt Nam