Kết hợp truyền bá văn hóa Việt Nam khi dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài

ket-hop-truyen-ba-van-hoa-khi-day-tieng-Viet

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã có nghiên cứu tìm hiểu về sự hiệu quả của việc tích hợp văn hóa dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, và các điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy. Những điều chỉnh, phát hiện này không chỉ giúp nâng cao việc phát triển giáo dục ngoại ngữ mà còn giúp tạo ra những cơ hội rộng mở cho sự hội nhập văn hóa trong cộng đồng sinh viên trong nước và quốc tế.

EIV Education với hơn 13+ năm kinh nghiệm trong việc cung ứng và quản lý giáo viên bản ngữ cũng rất chú trọng kết hợp giữa việc đào tạo cho giáo viên yêu thích và hòa nhập cùng văn hóa Việt Nam, tôn trọng văn hóa truyền thống bản địa.

Giáo viên được hướng dẫn và nắm rõ những sự khác biệt trong văn hóa và biết được những nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Giáo viên của EIV đều tốt nghiệp trình độ cử nhân, thạc sĩ trở lên và có đầy đủ chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh Quốc tế. Đáp ứng mọi mong muốn về giáo viên giảng dạy của trường học, trung tâm. Đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với mọi độ tuổi học viên.

Kết hợp truyền bá văn hóa Việt Nam khi dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài

Tất nhiên, trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, việc học một ngoại ngữ mới đã trở thành một tiêu chí thiết yếu để nâng cao kiến thức và tăng tính hiệu quả cho công việc. Để cải thiện chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, việc phát triển năng lực văn hóa cho người học là một trong những yếu tố cần thiết. Tuy vậy việc kết hợp văn hóa vào quá trình dạy ngôn ngữ vẫn còn có nhiều hạn chế. Vậy nên nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trình bày các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, dựa trên việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp văn hóa tiếng Việt.

Xem thêm: Làm thế nào để khắc phục tình trạng thiếu hụt giáo viên trong hệ thống giáo dục?

Trong nghiên cứu đã phân tích về các lý thuyết về mô hình dạy học tích hợp văn hóa, xây dựng một số tình huống dạy học tiếng Việt và một số ví dụ (kịch bản dạy học) phù hợp với tình huống dạy học kết hợp văn hóa của Việt Nam trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Nghiên cứu này đã được áp dụng vào 90 bài giảng cho các sinh viên đến từ các nước: Lào, Mông Cổ,.. đang theo học tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Sau khi học các tiết học tiếng Việt sử dụng mô hình giảng dạy tích hợp văn hóa. Các sinh viên Quốc tế sẽ tham gia trả lời các câu hỏi để đánh giá tính hiệu quả và tiếp thu của bài học.

Kết quả nghiên cứu và khảo sát cho thấy. Các tài liệu học thuật, sách giáo khoa cần được biên soạn kỹ lưỡng hơn. Mặc dù đã được xây dựng để góp phần hội nhập văn hóa và tập trung phát triển các kỹ năng Đọc – Viết – Nói – Nghe nhưng chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của người học. Đặc biệt các tài liệu trực tuyến chưa được cung cấp.

Vậy nên, khi biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo trình cần chú ý đến việc mở rộng phương pháp học tập để phù hợp với nhiều đối tượng và hình thức học tập khác nhau, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu học trực tuyến của người học ở nhiều nơi trên thế giới.

Về các phương pháp giảng dạy. Có thể áp dụng 3 mô hình dưới:

  • Trải nghiệm các địa điểm văn hóa và tham gia các lễ hội, hoạt động văn hóa với người dân địa phương và sân khấu hóa các bài hát, tác phẩm văn học (bao gồm trình diễn ca khúc, kịch)
  • Linh hoạt hơn trong phương pháp giảng dạy, chú trọng hơn đến sự kết nối giữa văn hóa đích (văn hóa Việt Nam) và văn hóa nguồn (văn hóa của sinh viên) nhằm phát huy kiến thức văn hóa và sự tương tác của người học
  • Các cơ sở giáo dục nên cung cấp cho sinh viên quốc tế một bối cảnh thực tế về cách sử dụng tiếng Việt, như vậy, ngôn ngữ sẽ được tiếp thu một cách tự nhiên. Đó là chiến lược trọng tâm trong việc tích hợp văn hóa trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *