Việc hợp tác Quốc tế giữa lĩnh vực giáo dục ở Châu Âu đã trải qua hơn 70 năm phát triển và hình thành. Qua bài viết dưới đây, EIV sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về lịch sử phát triển, ý tưởng, các khó khăn và những kinh nghiệm rút ra từ các chính sách hợp tác quốc tế giáo dục tại đại học của Châu Âu. Cùng với đó là các khuyến nghị rút ra cho những dự án hợp tác tương tự ở những khu vực khác.
Suốt hơn bảy thập kỷ qua, Châu Âu đã liên tục nỗ lực điều chỉnh lĩnh vực giáo dục đại học và các nghiên cứu giáo dục. Lý do của quá trình này là nhằm nâng cao tính cạnh tranh và bản sắc khu vực qua nhiều chính sách và hành động khác nhau.
Các cột mốc quan trọng của quá trình này bao gồm: chương trình Erasmus, Hiệp ước Maastricht, Quy trình Bologna, và Sáng kiến Các Trường Đại học Châu Âu (The European Universities Initiative – EUI).
EIV Education với hơn 13+ năm kinh nghiệm trong việc cung ứng và quản lý giáo viên bản ngữ chất lượng, trình độ cử nhân, thạc sĩ trở lên và có đầy đủ chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh Quốc tế. Đáp ứng mọi mong muốn về giáo viên giảng dạy của trường học, trung tâm. Đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với mọi độ tuổi học viên.
Lịch sử hình thành, phát triển
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, Châu Âu đã tập trung đẩy mạnh tái thiết xã hội và kinh tế. Từ đó, những năm 1950, ý tưởng về một trường đại học Châu Âu siêu quốc gia đã xuất hiện bởi Đức và sau đó được Pháp hỗ trợ. Tuy nhiên vào năm 19070, các cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến sự đình trệ.
Tuy vậy, một số bước tiến đã được thực hiện như: thành lập một Ban giám đốc về Giáo dục, Nghiên cứu và Khoa học trong Ủy ban Châu Âu. Đến năm 1980, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng tiến bộ đáng kể trong quốc tế hóa và hội nhập giáo dục đại học. Vào năm 1987, việc giới thiệu chương trình Erasmus là một thành tựu quan trọng, đã giúp thúc đẩy di chuyển sinh viên và hợp tác học thuật trên khắp Châu Âu. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự ra đời của các chương trình quan trọng khác như COMETT và Lingua, thúc đẩy sự hội nhập giữa giáo dục và công nghiệp.
Tiếp đến vào năm 1992, Hiệp ước Maastricht chính thức được tích hợp giáo dục vào chương trình nghị sự của Liên minh Châu Âu. Năm 1999, quy trình Bologna cũng được khởi xướng để hội nhập giáo dục đại học và thúc đẩy trao đổi, hợp tác học thuật. Những năm này cũng đã chứng kiến nhiều sự hợp tác toàn cầu sau Chiến tranh Lạnh và sự gia tăng toàn cầu hóa.
Năm 2018, Sáng kiến Các Trường Đại học Châu Âu (EUI) được ra mắt để nâng cao hợp tác và tính cạnh tranh toàn cầu trong giáo dục đại học.
Xem thêm: Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 26 triệu học sinh, sinh viên Việt Nam
Khó khăn, thách thức trong quốc tế hóa giáo dục
Khó khăn lớn nhất là sự khác biệt giữa các hệ thống giáo dục và chính sách của các quốc gia thành viên. Mỗi quốc gia đều có các hệ thống giáo dục riêng với cấu trúc, chương trình học, và tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Những sự khác biệt này không chỉ gây khó khăn trong việc thực hiện quy trình mà còn tạo ra những rào cản pháp lý và hành chính.
Ví dụ như: Việc công nhận bằng cấp và tín chỉ giữa các quốc gia vẫn còn là một vấn đề phức tạp và chưa được giải quyết triệt để
Khó khăn thức hai là các quốc gia có truyền thống giáo dục và văn hóa khác nhau có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi và chấp nhận các thay đổi do quá trình hội nhập mang lại.
Khó khăn thứ ba là cần nguồn lực đầu tư lớn về tài chính, nguồn nhân lực để có thể xây dựng và duy trì các nền tảng công nghệ hỗ trợ học tập và hợp tác trực tuyến giữa các quốc gia. Các quốc gia có sự phát triển công nghệ khác nhau sẽ gặp những khó khăn riêng trong việc triển khai các giải pháp kỹ thuật, gây ra các khoảng cách và sự không đồng đều trong việc tiếp cận, sử dụng các công nghệ mới. Điều này đã được minh chứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra, khi nhu cầu về học tập và làm việc từ xa, trực tuyến tăng cao, điều đó đòi hỏi một hạ tầng kỹ thuật mạnh mẽ và đồng bộ.
Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ quá trình hợp tác quốc tế của Châu Âu
Việt Nam hiện nay đang đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế một cách toàn diện, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Đại hội XIII của Đảng đề ra để hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển đất nước. Dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ Châu Âu. Dưới đây là một số khuyến nghị cho giáo dục Việt Nam nâng cao trong hội nhập quốc tế.
- Đầu tiên, khuyến khích các chính sách linh hoạt để phù hợp với hệ thống giáo dục và bối cảnh văn hóa đa dạng của Việt Nam. Các chính sách đưa ra nên thích ứng với các thay đổi và nhu cầu cụ thể của từng địa phương, từ đó tăng cường khả năng hội nhập và phối hợp.
- Thứ hai, khuyến khích các cơ sở giáo dục tự nguyện tham gia và hợp tác với nhau cũng như với các đối tác quốc tế. Từ đó, tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo, và chương trình trao đổi học thuật để các cơ sở giáo dục gặp gỡ, thảo luận và cùng nhau phát triển các sáng kiến hợp tác.
- Thứ ba, thiết lập các quỹ hỗ trợ và cơ chế tài chính ổn định sẽ giúp các cơ sở giáo dục vượt qua các giai đoạn khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững.
- Thứ tư, các cơ sở giáo dục cần tạo điều kiện để đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy định, thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, giảng viên di chuyển xuyên biên giới.
- Thứ năm, hệ thống công nhận và ghi nhận các thành tựu học thuật nên được xây dựng sao cho minh bạch và dễ dàng áp dụng
- Cuối cùng, việc tận dụng công nghệ và các nền tảng số sẽ hỗ trợ cho sự hợp tác, đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng như đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc áp dụng công nghệ vào giáo dục không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam.