Trong CV xin việc giáo viên trình độ học vấn là một phần không thể thiếu thể hiện trình độ và năng lực của ứng viên. Vậy làm sao để trình bày học vấn trong CV giáo viên hiệu quả, thu hút và gây ấn tượng đến nhà tuyển dụng? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của EIV để biết cách trình bày trình độ học vấn trong CV một cách chuyên nghiệp và thu hút nhất nhé!
EIV Education với hơn 13+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lỹ, cung ứng, cho thuê người nước ngoài dạy tiếng Anh tại trường học, trung tâm, cơ sở giáo dục,…. EIV Education luôn hướng đến mang những dịch vụ chất lượng nhất đến cho khách hàng, chú trọng đến việc tuyển chọn, chọn lọc những giáo viên giỏi, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, yêu nghề, thân thiện với trẻ cũng như hòa nhập với văn hóa của Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí mà trường học, trung tâm đề ra.
Trình độ học vấn là gì?
Trình độ học vấn hay là mức độ kiến thức và các kỹ năng mà một người tích lũy được trong quá trình học tập, đào tạo chính thống. Trình độ học vấn của một người thường được thể hiện qua các bằng cấp như: Bằng tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ,.. Và chứng chỉ chuyên môn giảng dạy cần thiết.
Tầm quan trọng của trình độ học vấn trong CV giáo viên
Trình độ học vấn sẽ thể hiện kiến thức và kỹ năng mà ứng viên đã đạt được thông qua quá trình học tập, đào tạo. Đây sẽ là tiêu chí để nhà tuyển dụng xem và đánh giá ứng viên có nền tảng kiến thức ra sao và có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Đặc biệt với ngành giáo dục, ứng viên có bằng cấp tốt nghiệp từ các trường đại học sư phạm chuyên môn sẽ được đánh giá cao hơn về nghiệp vụ sư phạm, đồng thời với các ứng viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy nhiều thì trình độ học vấn cũng là nội dung quan trọng để nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn.
Tham khảo thêm: Thông tin cá nhân trong CV: Những điều nên và không nên
Các mục cần có khi viết trình độ học vấn trong CV
Để trình bày học vấn trong CV giáo viên hiệu quả thì bạn cần lưu ý, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm làm việc mà có thể lựa chọn nhưng chi tiết, kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển. Một số chi tiết bạn cần để vảo trong mục này như:
- Tên trường ( Đại học,..)
- Chuyên ngành (Chuyên ngành học chính)
- Thời gian học, bao gồm năm bắt đầu và năm kết thúc (hoặc năm tốt nghiệp dự kiến)
- Xếp loại bằng tốt nghiệp
Ngoài những thông tin cơ bản cần có, bạn cũng có thể đưa thêm vào một số thông tin bổ sung, thành tích nổi bật như
- Điểm GPA (nếu cao)
- Các danh hiệu và giải thưởng trong suốt quá trình học tập
- Luận văn (Luận văn với chủ đề liên quan đến công việc ứng tuyển)
- Các khóa học liên quan ngành nghề ứng tuyển
Cách trình bày học vấn trong CV giáo viên hiệu quả, thu hút
Liệt kê theo thứ tự thời gian từ gần đến xa
Để trình bày học vấn trong CV giáo viên hiệu quả thì bạn nên liệt kê các bằng cấp cao nhất và thời gian gần nhất với hiện tại rồi sau đó mới đến các bằng cấp, chứng chỉ có thời gian lâu hơn. Như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ nắm bắt được thông tin về trình độ học vấn của bạn cũng như khiến CV của bạn được trình bày một cách khoa học và bắt mắt hơn.
Nổi bật thành tích học tập
Thành tích học tập nổi bật cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng của ứng viên. Đặc biệt với ứng viên chưa có quá nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Bạn nên liệt kê thành tích phù hợp, có liên quan đến vị trí công việc giảng dạy bạn muốn ứng tuyển và không nên liệt kê những thành tích không quá liên quan đến vị trí công việc nhé.
Thêm các chứng chỉ và khóa học liên quan
Bên cạnh liệt kê các bằng cấp đại học, bạn có thể bổ sung thêm các thông tin liên quan về các chứng chỉ giảng dạy chuyên môn, chứng chỉ về ngoại ngữ/ tin học văn phòng hoặc cá chứng nhận hoàn thành khóa học liên quan để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Tham khảo thêm: Cấu trúc CV giáo viên chuẩn: 5 yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng tốt
Ví dụ trình bày học vấn trong CV giáo viên hiệu quả
Ứng viên có bằng cấp liên quan đến vị trí ứng tuyển
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc giảng dạy liên quan thì đây sẽ là điểm cộng lớn cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng, Trong trường hợp này, bạn chỉ cần trình bày những thông tin cơ bản như: Tên trường, chuyên ngành học, thời gian đào tạo, xếp loại bằng tốt nghiệp,….
Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí giáo viên dạy toán Tiểu học. Phần học vấn bạn có thể viết như sau:
- Tên trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội (2015 – 2019)
- Chuyên ngành: Sư phạm toán học
- Tốt nghiệp loại Giỏi
Ứng viên có bằng cấp không liên quan đến vị trí ứng tuyển
Trên thực tế, có nhiều ứng viên xin việc tại các vị trí không liên quan đến ngành học được đào tạo. Để trình bày phần học vấn trong CV giáo viên hiệu quả, với trường hợp này bạn có thể để các thông tin như: Trường, chuyên ngành học, năm tốt nghiệp,… Bạn cũng nên bổ sung thêm các thông tin như: khóa học ngắn hạn online/offline, chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ/chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy mà bạn đã có.
Ví dụ: Bạn tốt nghiệp chuyên ngành Dịch thuật tiếng Anh nhưng muốn ứng tuyển vị trí giáo viên tiếng Anh tại trung tâm, bạn có thể ghi phần học vấn như sau:
- Tên trường: Đại học Quốc Gia Hà Nội (2016 – 2020)
- Chuyên ngành: Biển phiên dịch
- Tốt nghiệp loại Giỏi
- Đạt chứng chỉ IELT 8.0
Bài viết trên đây, EIV đã chia sẻ cho bạn cách trình bày học vấn trong CV giáo viên hiệu quả, thu hút và gây ấn tượng đến nhà tuyển dụng cũng như một số ví dụ để bạn có thể tham khảo và biết các phần lưu ý khi viết học vấn trong CV giáo viên. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích và biết cách viết phần học vấn trong CV giáo viên một cách khoa học, chỉn chu và thu hút nhất để tạo ấn tượng tốt đến nhà tuyển dụng nhé!