Quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh đúng chuẩn người bản xứ

Quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh đúng chuẩn người bản xứ

Ngữ điệu trong tiếng Anh là nhân tố quan trọng làm cho câu nói có sắc thái, nhịp điệu mà còn thể hiện được ý nghĩa muốn truyền đạt tới người nghe. Hôm nay, cùng EIV Eduation tìm hiểu quy tắc nói ngữ điệu trong tiếng Anh đúng chuẩn người bản xứ nhé!

Khái niệm ngữ điệu trong tiếng Anh

Ngữ điệu được hiểu là sự lên giọng hay xuống giọng để diễn tả ý nghĩ và truyền tải cảm xúc của mình thông qua lời nói. Tương tự, ngữ điệu trong tiếng Anh còn giúp người nghe hiểu được những nội dung mà ngôn ngữ viết không thể biểu hiện được, chẳng hạn như cảm xúc, câu hỏi, … Khi bạn sử dụng thuần thục ngữ điệu tron giao tiếp hoặc thuyết trình, mỗi câu nói của bạn sẽ trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và có sức thuyết phục hơn rất nhiều.

Nhưng không phải ai cũng biết có những quy tắc về ngữ điệu. Nó như là một sự biến thể trong âm nhạc có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của lời nói cũng như cảm xúc của người nghe.

Hôm nay EIV Education sẽ chia sẻ những quy tắc “bất di bất dịch” cho các bạn nhé!

cach su dụng ngu dieu trong tieng anh

Quy tắc lên giọng ngữ điệu trong tiếng Anh

1. Quy tắc lên giọng ở cuối câu hỏi “Yes” hoặc “No”:

Thường ở cuối các câu hỏi, đặc biệt là dạng câu hỏi “yes/no question”, người bản xứ luôn lên giọng của họ ở cuối câu để biểu đạt cho người nghe rằng họ đang có ý định hỏi và mong muốn muốn một câu trả lời có hay không. Chẳng hạn như:

  • Are you a teacher? – Bạn là giáo viên đúng không?
  • Did you finish your homework? – Bạn đã hoàn thành bạn tập về nhà chưa?
  • Do you like pink? – Bạn có thích màu hồng không?

Nếu người nói xuống giọng ở cuối câu hỏi “yes/no question”, người hỏi đang mong đợi một sự đồng tình hoặc để xác nhận thông tin cần thiết.

2. Quy tắc lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi:

Câu hỏi đuôi hay còn gọi là “tag question”, là kiểu câu hỏi được ngăn cách với mệnh đề trần thuật bằng một dấy phẩy và ở dạng phủ định. Ví dụ:

  • You are a teacher, aren’t you? – Bạn là giáo viên, đúng không?
  • Mai is your sister, isn’t she? – Mai là chị gái của bạn, phải vậy không?
  • Rosie love singing, doesn’t she? – Rosie yêu ca hát, có phải không?

Cuối những câu hỏi đuôi như thế này, bạn cũng nên lên giọng một chút để câu của bạn được biểu thị những thông tin mà bạn muốn xác nhận một cách chính xác với người nghe.

3. Quy tắc lên giọng ở cuối câu cầu khiến:

Câu cầu khiến là những câu có chứa từ cầu khiến như đừng, ngay, chớ, nào, làm ơn,… Câu cầu khiến được sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị người nghe nên hay không nên làm điều gì đó. Ví dụ:

  • Could you turn off the air conditioner for me, please? – Làm ơn tắt dùm tôi cái máy điều hòa được không?
  • Go out! – Ra ngoài khỏi đây ngay
  • Can you give a cup of coffee? – Bạn có thể cho tôi một tách cà phê được không?

Trong câu cầu khiến bạn nên sử dụng ngữ điệu lên giọng ở cuối để biểu đạt sự nhờ vả, cầu xin, sự lịch sự, thái độ của bạn đối với người đối diện. Tuy nhiên, nếu bạn xuống giọng thì sẽ trở thành một rắc rối lớn đấy, khi đó nó biểu thị sự ra lệnh, ép buộc hay quát nạt đối phương, khiến đối phương cảm thấy khó chịu.

4. Quy tắc lên giọng để thể hiện cảm xúc tích cực:

Khi bạn mong muốn cảm xúc tích cực của mình được lan tỏa và chia sẻ cùng mọi người thì bạn cần lên giọng ở các tính từ chỉ cảm xúc ở cuối câu. Ví dụ:

  • I got 9 points in my final exam! I’m so happy! – Tôi đạt 9 điểm ở bài kiểm tra cuối kì này! Ôi hạnh phúc quá!
  • She got 10 points! Really surprised! – Cô ấy đạt 10 điểm sao! Thật bất ngờ!

Len giong xuong giong trong tieng anh

Quy tắc xuống giọng ngữ điệu trong tiếng Anh

1. Quy tắc xuống giọng ở cuối câu có từ để hỏi:

Bạn cần xuống giọng ở những câu hỏi với when, what, where, why,… Đối nghịch với “yes/no question”, các câu hỏi có chứa những từ để hỏi thường xuống giọng để biểu đạt sự nghiêm túc và yêu cầu câu trả lời từ người nghe. Bạn cần nên phân biệt và chú ý về ngữ điệu trong tiếng Anh với 2 dạng câu hỏi này để tránh sự hiểu lầm từ phía người nghe nhé.

Ví dụ:

  • How often do you visit your grandmother? – Bạn có thường xuyên thăm bà của mình không?
  • Why are you unhappy today? – Sao hôm nay bạn không vui thế?
  • What are you doing here? – Bạn đang làm gì ở đây?

2. Quy tắc xuống giọng ở cuối câu trần thuật:

Câu trần thuật thường là những câu kể bình thường, chứa đựng các thông tin hoặc các câu chuyện từ người nói.

Khi kết thúc các câu trần thuật chúng ta nên xuống giọng để người nghe theo kịp nhịp điệu hay biểu đạt sự kết thúc của câu chuyện. Nếu bạn không xuống giọng, người nghe có thể mong chờ câu chuyện tiếp theo và cảm thấy hụt hẫng vì không biết câu chuyện của bạn tới đâu, kết thúc hay chưa.

3. Quy tắc xuống giọng ở câu cảm thán tiêu cực:

Với những câu cảm thán thể hiện tâm trạng tồi tệ, tiêu cực người nói nên xuống tông giọng của mình. Như thế, người nghe sẽ cảm giác câu chuyện không được tốt, đang theo chiều hướng nghiêm trọng.

Ví dụ:

  • It’s my fault. I’m so sorry. – Đó là lỗi của tôi. Tôi thành thật xin lỗi.
  • Oh I fail my exam! So sad! – Tôi thi trượt bài kiểm tra rồi! Tôi buồn quá.

4. Quy tắc xuống giọng ở cuối các câu đề nghị, mệnh lệnh:

Trái ngược với câu cầu khiến, các câu mệnh lệnh thường xuống giọng ở cuối câu thể hiện tính trang trọng, hoặc trong nhiều trường hợp biểu thị tính chất nghiệm trọng, ép buộc một ai đó. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc sử dụng những câu này với ngữ điệu trong tiếng Anh cùng tông giọng trầm thấp để tránh những tâm trạng tiêu cực cho người nghe.

Ví dụ:

  • Please sit down! – Mời ngồi!
  • No smoking! – Đừng hút thuốc tại đây.
  • Don’t be late anymore! – Đừng đi trễ thêm lần nào nữa.

Quy tắc lên-xuống giọng trong ngữ điệu tiếng Anh

1.Quy tắc lên-xuống giọng ở câu hỏi lựa chọn:

Khi sử dụng câu hỏi lựa chọn, người bản ngữ thường lên giọng ở sự lựa chọn thứ nhất và xuống giọng ở sự lựa chọn thứ 2.

Ví dụ: Do you like coffee or tea?

Trong ví dụ như trên, chúng ta sẽ lên giọng ở “coffee” và xuống giọng ở “tea”.

2. Quy tắc lên-xuống giọng ở câu liệt kê:

Câu liệt kê sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh bằng cách lên giọng trước các dấu phẩy và xuống giọng sau liên từ “and” hoặc từ được liệt kê cuối cùng.

Ví dụ: I like to play piano, violin and cello.

Chúng ta sẽ lên giọng ở “piano”, “violin” và xuống giọng ở “cello” để thể hiện rằng danh sách liệt kê đã kết thúc.

3.Quy tắc lên-xuống giọng trong câu điều kiện:

Khi sử dụng trong câu điều kiện, ngữ điệu lên giọng ở t vế trước và xuống giọng ở vế sau.

Ví dụ: If you have any questions, just ask me.

Tương tự, như ví dụ trên ngữ điệu lên giọng sẽ rơi vào từ “questions” trong vế trước và xuống giọng “ask”.

4. Quy tắc lên-xuống giọng trong câu lắp lửng, chưa hết ý:

Quy tắc lên-xuống dùng trong những câu câu lửng lơ, chưa nói hết ý để đáp lại những câu hỏi và muốn nhấn mạnh phần mà người nói né tránh, không muốn nói ra.

Ví dụ: What’s the weather like? Uhm, It’s sunny…(but)…

Lên giọng ở đầu câu trả lời nhưng xuống giọng ở cuối “sunny” để tỏ ra sự không chắc chắn hoặc chưa nói hết ý của câu.

Quy tắc xuống-lên giọng trong ngữ điệu tiếng Anh

Sử dụng quy tắc xuống – lên thường được dùng trong cùng một từ thể hiện sự không chắc chắn về câu trả lời hoặc tỏ ý chần chừ. Ngoài ra, nó còn được dùng trong lời yêu cầu hoặc gợi ý lịch sự.

Ví dụ: Did you clean the house yesterday? I don’t quite remember.

Trong câu trả lời chúng ta sẽ lên giọng trong cùng một từ “➘re➚member”.

ngu dieu trong tieng anh

Làm thế nào để cải thiện ngữ điệu tiếng Anh?

  • Ghi âm. Ghi âm lại giọng nói trong quá trình rèn luyện ngữ điệu trong tiếng Anh sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn về phần phát âm tiếng Anh của mình. Bạn có thể tua lại hoặc ghi âm một bản mới sau khi khắc phục lỗi sai của mình để so sánh với giọng nói của bản xứ, sau đó tìm ra những điểm chưa tốt để sửa chữa.
  • Học trên ngữ điệu trên các nền tảng xã hội. Hiện nay, nguồn thông tin tài liệu học ngữ điệu trên mạng rất đa dạng, đặc biệt là trên Youtube. Bạn có thể tìm kiếm các Youtuber nổi tiếng về những video dạy tiếng Anh, dạy các kỹ năng phát âm và có thể học theo họ. Ví dụ như, “Speak English with Vanessa” sẽ giúp bạn giao tiếp tiếng Anh với ngữ điệu nhịp nhàng và “chuẩn Tây”.
  • Học trên ứng dụng tiếng AnhCác phần mềm hay ứng dụng học tiếng Anh hiện nay rất tiện lợi, bạn có thể sử dụng một đoạn văn bản bạn muốn, và tra từ hoặc tra giọng đọc tiếng Anh với tính năng “voice” dễ dàng và nhanh chóng. Bạn cũng có thể học theo giọng đọc trên app hoặc chỉnh sửa theo ý muốn của mình.
  • Học ngữ điệu trong tiếng Anh với người bản ngữ. Ngữ điệu đóng vai trò rất quan trọng khi học giao tiếp với ngươi bản xứ, họ rất khắt khe và chú trọng trong từng câu nói. Do đó, tìm kiếm cho mình một giáo viên bản ngữ để dẫn dắt bạn, có thể chỉnh ngữ điệu cho bạn, cho bạn một vài lời khuyên hữu ích để phần âm điệu và giọng của bạn chuẩn như người bản xứ.
  • Luyện tập mỗi ngày. Nếu tài liệu sẵn có, nguồn học tập đa dạng, một người thầy giỏi mà bạn lại không chăm chỉ học tập thì kỹ năng phát âm ngữ điệu của bạn sẽ không được cải thiện. Bạn phải nhận thức rõ sự cố gắng của mình và luyện tập hằng ngày không chỉ giúp bạn cải thiện ngữ điệu mà còn nâng cao trình độ kỹ năng “Speak” của mình.

Tầm quan trọng khi sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh

  • Dùng ngữ điệu trong tiếng Anh giúp người nghe nắm thông tin tốt hơn: việc lên giọng, xuống giọng ở cuối câu nhấn mạnh những mẫu thông tin chính khiến người nghe có ấn tượng và nhớ những ý nghĩ được truyền đạt từ người nói. Nếu người nói giữ nguyên một tông giọng cho cả câu, người nghe có thể gặp khó khăn khi phải cố gắng tìm ý nghĩa đằng sau và trở nên bối rối khi thông tin họ tiếp nhận không thấy ý chính.
  • Ngữ điệu trong tiếng Anh giúp tăng độ chính xác sắc thái của từ: sử dụng các quy tắc ngữ điệu đặc biệt đúng trong các bối cảnh có sử dụng những từ có ý nghĩa mạnh, thể hiện cảm xúc ở mức cao. Lên xuống tông giọng giúp bạn tìm ra được những câu nói thể hiện cảm xúc của người nghe và chính mình cũng bộc lộ cảm xúc với đối phương để đôi bên hiểu nhau hơn.
  • Ngữ điệu trong tiếng Anh giúp người nghe phân biệt được các dạng câu hỏi: một đoạn hội thoại của người bản xứ, đặc biệt là giáo viên bản ngữ, họ luôn chú trọng vào việc ngữ điệu để phân biệt các câu hỏi cũng như những câu khẳng định, trần thuật, hay các câu mệnh lệnh. Điều này giúp người nghe lẫn họ có thể hiểu câu hỏi này là gì, mang ý nghĩa gì để đối phương có thể hiểu mình hơn.

Tóm lại, bạn cần nhớ rằng việc sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh là một phần không thể thiếu trong giao tiếp hằng ngày. Nhờ ngữ điệu, chúng ta có thể phát âm “chuẩn Tây”, câu nói trở nên giàu cảm xúc, tự nhiên góp phần giúp người nghe hiểu được rõ ràng mục đích của bạn.

 

 Học tiếng Anh 1 kèm 1 tăng level đột ngột cùng giáo viên bản ngữ chất lượng cao tại EIV Education – ĐĂNG KÝ TƯ VẤN và TEST MIỄN PHÍ

 

Tieng Anh 1 kem 1 1

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *