Tôi lấy chồng từ năm 22 tuổi, 25 tuổi tôi có cháu đầu lòng, kinh tế gia đình chồng cũng thuộc hàng khá, chồng tôi hiện đang là giám đốc công ty về thực phẩm chức năng. Về kinh tế hai vợ chồng tôi không lo nhiều. Cũng vì thế mẹ chồng tôi không cho tôi đi làm, ở nhà lo cho chồng con.
Ban đầu vì muốn giữ hòa khí trong nhà nên tôi cũng chấp nhận, trộm vía sao con tôi cũng dễ, ngoan lại thông minh. Học gì, nói gì là nhớ rất nhanh, ai đến nhà cũng khen. Nhà ai cũng vui mà người vui nhất chắc là mẹ chồng tôi.
Thế rồi khi cháu bắt đầu học sang cấp hai, con tôi bỗng ham chơi, không còn nghe lời tôi nữa. Học hành thì xuống rõ, lúc nào cũng tìm cách trốn đi chơi, hoặc dán mắt vào cái ipad.
Cũng vì chuyện học hành của con mà hai vợ chồng thường tranh cãi nhau. Không khí vui vẻ của gia đình cũng dần mất hẳn. Mọi thứ càng căng thẳng hơn khi nhà trường mời chồng tôi đến gặp để thông báo về việc con tôi thường xuyên ngủ gật trong lớp, không tập trung khi thầy giảng bài, thành tích học ngày càng đi xuống.
Tối hôm đó vợ chồng tôi đã tranh cãi nhau, lần đầu tiên sau 10 năm cưới nhau đó là lần đầu tiên chồng tôi, giận dữ lớn tiếng với tôi. Mẹ chồng tôi cũng vì thế mà thêm vào, vẫn cái câu muôn thuở “Con hư tại mẹ”, chỉ có việc ở nhà chăm con mà cũng làm không xong.
Chưa bao giờ tôi thấy mình bất lực đến thế, trong cơn tức giận tôi đã không kiểm soát được bản thân mà vung tay đánh con. Đó là điều mà tới bây giờ tôi vẫn hối hận. Con khóc, chồng giận, mẹ chồng cứ thế mà đay nghiến, mọi thứ làm tôi quá mệt mỏi.
Nhưng tôi tự nhủ, mình không thể buông xuôi như thế, tôi quyết định nói chuyện với con để tìm hiểu lý do. Sau những lời xin lỗi, tôi thấy ánh mắt đáng thương, con tôi không phải không thích học. Mà đơn giản trường của con là một trường quốc tế, ngôn ngữ chính vẫn là tiếng anh, hơn 80% giờ học đều nói bằng ngoại ngữ. Con tôi không thể theo kịp bạn bè, không thể học mà nó không hiểu được hết ngôn ngữ của thầy. Mọi thứ bắt nguồn cũng vì chồng tôi muốn cho con sau này du học. Nên khi con sang học cấp hai là chồng tôi đăng ký ngay vào một trường quốc tế tại ngay trung tâm thành phố.
Nhìn con bây giờ tôi đau thắt lòng, không biết phải làm như thế nào? Suốt đêm đó tôi lên những group của các bà mẹ nhờ tìm trợ giúp. May sao có chị Nguyệt Anh cũng từng gặp trường hợp như tôi. Chị tận tình chia sẻ với tôi, vì con mình không có căn bản nên khi vào trường quốc tế rất dễ bị tụt lại phía sau. Bây giờ phải nhanh chóng cho con học bổ trợ ngay kiến thức tiếng anh. Nhưng đừng đến các trung tâm, vì các trung tâm bây giờ cũng như trường quốc tế, dạy những thứ chung chung. Lớp đông thầy cô không thể kèm cho con mình. Chưa kể là trình độ không đồng đều nên con mình sẽ rất ngại giao tiếp với giáo viên. Mọi chuyện đâu lại hoàn đấy thôi!
Chị Nguyệt Anh đã thuê riêng cho con mình một gia sư tiếng anh về tận nhà để dạy. Chỉ trong 1 tháng kèm cặp con chị tiến bộ hẳn, bé tự tin lên hẳn. Chị khuyên tôi cũng nên thử, có người theo sát, chỉ bảo tận tình chắc chắc con sẽ tốt hơn nhiều. Theo hướng dẫn của chị tôi tìm đến EIV Trung tâm đào tạo quốc tế anh ngữ, tại đây tôi được các bạn tư vấn rất cụ thể về chương trình One To Kid. Bất ngờ hơn nữa là có nhiều phụ huynh cũng đến để tìm thầy cho con mình như tôi. Sau khi test trình độ, CV giáo viên bản ngữ được gửi cho tôi với đầy đủ các bằng cấp và chứng nhận giảng dạy. Bước đầu yên tâm, tôi đăng ký cho con mình học ngay khóa 60 giờ, một tuần 4 buổi. Lúc đầu con tôi cũng khá chậm, bé ngại nói chuyện, trung tâm cử ngay một bạn giáo viên người Việt kèm thêm. Sau hai tuần thì bé đã có thể nói chuyện với thầy, cởi mở hơn nhiều. Thầy giáo còn trẻ nên năng động, vui vẻ, khá hiểu tâm lý, giờ học nào cũng thấy hai thầy trò cười suốt. Tôi cũng nhẹ nhàng, chẳng phải lo kẹt xe, lo mưa nắng đưa rước con như trước.
Sau hơn một tháng ngay cả chồng tôi cũng thấy được sự thay đổi, Bin đã “quay trở lại và lợi hại hơn xưa”. Phiếu kiểm tra cuối tháng này cô cũng nhận xét đã có tiến bộ.
Mọi thứ trở lại bình thường, bây giờ thì tôi cũng ngẩng mặt lên và nói với chồng vậy con ngoan, con giỏi giờ chắc cũng tại mẹ. Ông chồng tôi ngẩn tò te, từ đó không dám nói với tôi như thế nữa. Bây giờ tôi cũng chọn thêm chương trình one to one của #EIV để học tại nhà, tôi cũng muốn mình hoàn thiện kỹ năng tiếng anh của mình, để tiếp tục công việc biên dịch sách mà tôi từng theo đuổi. Như thế vừa có việc làm, vừa không phải phụ thuộc vào kinh tế nhà chồng cuộc sống dễ dàng hơn nhiều.